Tâm lý bà bầu 3 tháng đầu: Những thay đổi thường gặp

Tâm lý bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ là những cảm xúc lẫn lộn giữa niềm vui và lo lắng. Đây là một giai đoạn cực kỳ quan trọng, bởi những sự thay đổi trong cơ thể sẽ dẫn đến trạng thái tâm lý của mẹ bầu cũng thay đổi theo. Chính vì vậy, chúng ta cần phải thực sự chú ý và quan tâm đến những thay đổi dù là nhỏ nhất.

tâm lý mẹ bầu 3 tháng đầu
3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu thường có những cảm xúc lẫn lộn khác nhau từ tích cực đến tiêu cực

Trở thành mẹ là một thiên chức cao cả của hầu hết phụ nữ, họ mang trong mình trong trách thiêng liêng là tạo ra một sinh linh khỏe mạnh. Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ sẽ có những biểu hiện và cách chăm sóc khác nhau.

3 tháng đầu là một giai đoạn cần được quan tâm chặt chẽ vì đây là khi thai nhi vừa hình thành. Cơ thể mẹ bầu bắt đầu có những thay đổi rõ rệt để thích nghi với những biểu hiện mới mẻ này. Chính vì vậy tâm lý bà bầu giai đoạn này thường biến đổi rất nhanh chóng và khó đoán.

Tâm lý bà bầu 3 tháng đầu thay đổi là do đâu?

Như đã nói, đây là giai đoạn mẹ bầu bắt đầu thích nghi với những thay đổi trong cơ thể. Những sự thay đổi này thường do nội tiết tố và các hormone gây nên. Cụ thể có thể kể đến như:

  • Kích thước tuyến yên tăng lên khoảng 35%, các prolactin của tuyến yên so với khi chưa có thai tăng gấp 10 lần để kích thích sản sinh sữa cho mẹ bầu.
  • Sau khi mang thai, xuất hiện thêm hai tuyến nội tiết mới là hoàng thể thai nghén và rau thai. Cơ thể mẹ bầu sẽ bắt đầu sản xuất gonadotropin (HCG). Hormone này duy trì hoàng thể. HCG cho phép hoàng thể tiếp tục sản xuất progesterone cho đến khoảng tuần thứ 10 của thai kỳ. Sau đó rau thai sẽ sản xuất progesterone.
  • Tuyến giáp to lên (do tăng sinh mạch máu và tăng sản tuyến làm cho chuyển hóa cơ bản tăng).
  • Có sự thay đổi rõ rệt về hai loại nội tiết tố là HCG (hormon sinh dục hướng rau thai) và các steroid (gồm 2 hormon quan trọng nhất là estrogen và progesterone). Trong quá trình thai nghén, nồng độ của hai nội tiết tố này càng tăng cao.
  • Sự thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của mẹ bầu, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, buồn nôn, khó chịu trong người, hay quên, dễ cáu gắt…
tâm lý mẹ bầu 3 tháng đầu thay đổi thất thường
Tâm lý mẹ bầu thường thường thay đổi do nội tiết tố và các hormone.

Những sự thay đổi về tâm lý bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu luôn có những thay đổi rõ rệt cả về cơ thể lẫn tâm lý. Những biểu hiện về cơ thể sẽ gây ra cảm giác khó chịu như ốm nghén, đi tiểu nhiều, mất ngủ, tăng cân, đau ngực, các vấn đề về tiêu hóa,… dẫn đến tâm lý của mẹ bầu cũng sẽ thay đổi theo.

Có thể nói, trong giai đoạn này, tâm lý mẹ bầu diễn biến khá phức tạp và không ổn định, cảm xúc của họ có thể thay đổi chóng vánh khó nắm bắt. Với những mẹ bầu lần đầu mang thai, những biểu hiện này thường dễ gặp hơn.

Những cảm xúc lạ lẫm khiến họ không kiểm soát được cảm xúc của mình, tinh thần cũng theo đó mà vui vẻ hoặc buồn bã bất thường. Những biểu hiện đó có thể kể đến như:

1. Vui vẻ, hạnh phúc

Cảm giác hạnh phúc khi trở thành một người mẹ, mong đợi một em bé khỏe mạnh chào đời, nhận được sự chăm sóc đặc biệt từ gia đình, cơ thể không quá khó chịu… là những lý do khiến mẹ bầu luôn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.

Nếu trong suốt quá trình mang thai, người mẹ luôn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, thì khả năng cao đứa bé sinh ra sẽ rất khỏe mạnh và thông minh.

2. Mong đợi, háo hức

Cảm giác này thường phổ biến hơn ở những bà mẹ lần đầu mang thai. Lần đầu tiên trở thành mẹ với những thay đổi rõ rệt ở cơ thể, các mẹ luôn háo hức và chờ đón sự phát triển từng ngày của bé con.

Niềm hy vọng về một đứa bé kháu khỉnh, đáng yêu luôn làm mẹ cảm thấy hạnh phúc và thú vị. Những biểu hiện này là hoàn toàn bình thường và mang tính tích cực, không ảnh hưởng nhiều tới thai phụ cũng như thai nhi.

3. Hào hứng, phấn khích

Khi nhận được nhiều sự quan tâm từ gia đình và bạn bè, tâm lý mẹ bầu thường sẽ dễ chịu hơn. Cảm nhận được tình yêu thương của mọi người làm mẹ bầu thấy phấn khích và hạnh phúc hơn hẳn. Đây là cảm giác bình thường mẹ bầu nào cũng gặp phải.

Tuy nhiên, các mẹ cũng nên tập cách cân bằng cảm xúc, không nên quá hào hứng hay phấn khích, bởi suy nghĩ nhiều sẽ khiến các mẹ bầu trở nên khó ngủ, có thể mắc chứng hay quên…

4. Lo lắng quá mức

tâm lý bà bầu 3 tháng đầu thường rất nhạy cảm, bên cạnh sự hào hứng, họ thường có nhiều điều lo lắng như sợ bị sảy thai, sợ sinh non, sợ đứa trẻ bị khiếm khuyết cơ thể, sợ nghén, sợ quá trình sinh con sẽ để lại nhiều di chứng…

Những suy nghĩ tiêu cực thường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể của cả mẹ và bé, dẫn đến không kiểm soát được tiêu cực, điều này sẽ làm mẹ bầu rơi vào tình trạng mất ngủ, căng cơ, không thể tập trung…

5. Nhạy cảm hơn bình thường

Lúc này, tâm trạng của mẹ bầu rất dễ thay đổi, họ dễ xúc động, dễ rơi nước mắt và hay cảm thấy tổn thương. Khóc nhiều trong giai đoạn mang thai là điều mà bất cứ mẹ bầu nào cũng nên tránh vì có thể dẫn đến sinh non.

6. Hay căng thẳng

Do nhiều nguyên nhân như ốm nghén, mệt mỏi, thay đổi nội tiết tố, hormone… mà mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái căng thẳng. Những biểu hiện có thể kể đến như luôn trong trạng thái chán nản, đau đầu, chán ăn, khó ngủ, sụt giảm trí nhớ, không thể tập trung, dễ khóc, dễ tức giận…

7. Hay cáu gắt, khó tính

Trình trạng mệt mỏi kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của mẹ bầu. Dù chỉ là một việc nhỏ cũng đủ làm mẹ bầu bực tức, bốc hỏa và gắt gỏng.

Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm tim đập nhanh, rối loạn nhu động ruột, thiếu oxy các mô, khó sinh. Trẻ em khi sinh ra sẽ nhẹ cân, chậm phát triển ngôn ngữ, nguy cơ rối loạn hành vi, dễ bị tăng động,…

8. Trầm cảm

Đây là một trong những biểu hiện nguy hiểm và đáng được quan tâm nhất. Nguyên nhân của tình trạng này thường do mẹ bầu không cảm thấy vui vẻ trong quá trình mang thai, có thể là do gia đình không hạnh phúc, thiếu sự hỗ trợ từ người thân, áp lực tài chính, áp lực công việc và cuộc sống…

Khi rơi vào trầm cảm, mẹ bầu thường có nhiều suy nghĩ tiêu cực, chán nản mọi thứ trong cuộc sống, dễ khóc, chậm chạp và vô tâm với mọi thứ, mất ngủ và khó tập trung vào bất cứ điều gì, muốn cô lập bản thân với mọi người xung quanh, thường xuyên nghĩ đến cái chết…

Trầm cảm khi mang thai thường có khả năng sảy thai rất cao, những em bé sinh ra thường sẽ kém phát triển, còi xương, rối loạn cảm xúc và hành vi…

Tâm lý bà bầu torng suốt 3 tháng đầu thai kỳ
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái, tránh xa những điều tiêu cực

Có thể thấy, tâm lý mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ vô cùng rối loạn và phức tạp. Bên cạnh những biểu hiện tích cực, mẹ bầu cũng rất dễ rơi vào suy nghĩ tiêu cực.

Rõ ràng, tâm lý của người mẹ trong quá trình mang thai ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Một người mẹ hay tiêu cực thì phần lớn những đứa trẻ sinh ra thường sẽ phát triển không bình thường.

Chính vì vậy, trong những tháng đầu thai kỳ, gia đình cần phải hiểu rõ tâm lý của mẹ bầu và có những hình thức chăm sóc phù hợp.

Cách giải tỏa tâm lý bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ mà gia đình cần biết

Tâm lý của mẹ bầu ở mỗi giai đoạn là khác nhau, trong 3 tháng đầu, có những mẹ bầu vẫn giữ được tinh thần thoải mái, nhưng cũng có mẹ bầu rơi vào trạng thái tiêu cực, mệt mỏi, chán chường và nhạy cảm cả bên trong lẫn bên ngoài.

Những tình trạng này cần phải được khắc phục nhanh chóng, kịp thời để tránh mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho cả mẹ và bé, làm cản trở quá trình phát triển của thai nhi và quá trình vượt cạn của mẹ.

Trong giai đoạn này, bên cạnh sự chăm sóc của gia đình thì mẹ bầu phải là người chủ động chăm sóc bản thân thật tốt, nuôi dưỡng những nguồn năng lượng tích cực để cả mẹ và bé đều có thể phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là một số cách hiệu quả để chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ:

1. Có chế độ ăn uống hợp lý

Một cơ thể khỏe mạnh là một cơ thể được bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Ăn quá nhiều hoặc quá ít sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng, gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Trong quá trình mang thai, dinh dưỡng của người mẹ sẽ được cung cấp cho cả hai người, vì vậy khâu chọn thực phẩm là vô cùng quan trọng.

Người nhà cần phải thường xuyên đổi món, một bữa ăn cần hấp thụ đủ lượng đạm, béo, vitamin, chất xơ… Vừa giúp mẹ và bé phát triển khỏe mạnh, vừa giúp cải thiện đường tiêu hóa, không bị bón hoặc các bệnh về ruột.

2. Vận động thường xuyên

Mặc dù mẹ bầu không thể vận động mạnh nhưng việc chỉ ngồi một chỗ cũng không hoàn toàn tốt cho sức khỏe của mẹ. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, các mẹ nên vận động cơ thể nhiều hơn, có thể là các môn đơn giản như đi bộ, bơi lội…

Bên cạnh đó, yoga hay thiền là một biện pháp cực kỳ hữu hiệu giúp mẹ có thể dễ dàng cân bằng cảm xúc và có một cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn. 

3. Không suy nghĩ đến những điều tiêu cực

Như đã nói, trong giai đoạn này, tâm lý của mẹ bầu khá nhạy cảm. Họ dễ xúc động, dễ cáu gắt, hay cảm thấy tổn thương… Vì vậy, người nhà nên quan tâm, chăm sóc mẹ bầu nhiều hơn, đừng để mẹ bầu có những suy nghĩ tiêu cực hay tiếp xúc với những người tiêu cực. 

Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ
Sự chăm sóc chu đáo từ gia đình có hiệu quả to lớn với tâm lý, tinh thần của người mẹ.

4. Chăm sóc bản thân nhiều hơn

Một cuộc sống thoải mái sẽ làm cho tinh thần mẹ bầu vui vẻ hơn rất nhiều. Các mẹ bầu cần dành nhiều thời gian thư giãn riêng cho bản thân như đi spa, massage để giảm căng thẳng, mua sắm, dạo phố cùng bạn bè…

Những điều trên sẽ giúp tâm trạng các mẹ tốt hơn rất nhiều. Đừng nên ôm đồm quá nhiều việc hay quá lo lắng, bởi nhiệm vụ quan trọng nhất của các mẹ lúc này là chăm sóc bản thân thật tốt và sinh ra một đứa bé thật khỏe mạnh.

5. Nghe nhạc nhiều hơn

Âm nhạc là một liều thuốc hiệu quả nhất để thư giãn đầu óc, nhất là với các mẹ bầu. Nghe nhạc có thể giúp hạ huyết áp, giảm lượng hormone căng thẳng, hạn chế tăng nhịp tim.

Không những thế, những bản nhạc không lời, nhạc giao hưởng, nhạc nhẹ nhàng… cũng giúp thai nhi trong bụng phát triển phản xạ, tăng sự thông minh…

6. Ngủ đúng giờ

Vì nhiều cảm xúc lẫn lộn và những sự thay đổi về cơ thể mà mẹ bầu rất dễ rơi vào tình trạng mất ngủ. Thiếu ngủ chỉ làm cho cảm xúc tiêu cực của người mẹ ngày càng tồi tệ hơn. Vì vậy, hãy tránh xa những suy nghĩ hàng ngày và cố gắng ngủ đúng giờ.

Thời gian ngủ tốt nhất là trước 23h và đủ 7 – 8 tiếng một ngày. Ngủ đủ giấc sẽ giúp giảm bớt áp lực tinh thần, có đủ sức khỏe, không bị mệt mỏi, tinh thần phấn chấn hơn…

Nếu cảm thấy khó ngủ thì các mẹ bầu có thể sử dụng các biện pháp an toàn như uống trà thảo mộc, ngâm chân thư giãn, sử dụng tinh dầu thơm tự nhiên, thiền định…

7. Sự chăm sóc chu đáo từ gia đình

Gia đình cần phải có sự chăm sóc chu đáo cả về thể chất và tinh thần của mẹ bầu. Giai đoạn này, mẹ bầu hay cáu gắt, dễ bực tức, vì thế gia đình cần có sự thông cảm, sẻ chia, giúp đỡ mẹ bầu vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tránh nói những điều tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lý thai phụ.

Ngoài ra, sự chăm sóc ân cần và chu đáo từ người chồng là liều thuốc hiệu quả nhất. Các anh chồng nên dành thời gian cho vợ nhiều hơn, cùng lắng nghe, tâm sự, theo dõi những cảm xúc và suy nghĩ của người vợ để họ cảm thấy mình được yêu thương. Nếu người mẹ cảm thấy hạnh phúc, đứa bé sinh ra chắc chắn sẽ khỏe mạnh và thông minh.

Có thể nói, tâm lý bà bầu 3 tháng đầu thường không ổn định do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Nếu tinh thần của mẹ bầu không tốt sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên giữ cho mình một tinh thần lạc quan, vui vẻ để có một quá trình thai kỳ thật khỏe mạnh.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *