Tâm lý bà bầu 3 tháng cuối: Hiểu để mẹ và bé vui khoẻ

3 tháng cuối thai kỳ chính là thời điểm quan trọng và mệt mỏi nhất của những người mẹ. Lúc này cơ thể thay đổi nhanh chóng, bụng bầu càng to lên khiến cho chị em khó khăn trong việc di chuyển và sinh hoạt. Đồng thời, tâm lý bà bầu 3 tháng cuối cũng bị ảnh hưởng và thay đổi rất nhiều nên các ông chồng cần phải đặc biệt quan tâm, chăm sóc thật tốt. 

Tâm lý bà bầu 3 tháng cuối
Tâm lý bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ có thể thay đổi thất thường, khó kiểm soát được.

Thay đổi tâm lý bà bầu 3 tháng cuối như thế nào?

Những tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất của hầu hết tất cả các mẹ bầu. Đây được xem là chặng đường cuối cùng của quá trình mang thai, nó sẽ kéo dài từ tuần thứ 29 cho đến tuần 40. Thai nhi trong bụng cũng dần sẵn sàng cho việc xuất hiện của mình, cơ thể dần phát triển một cách hoàn thiện hơn, bé cũng từ từ quay đầu xuống để chuẩn bị gặp bố mẹ của mình.

Lúc này các mẹ bầu đã chuẩn bị sẵn sàng chào đón đứa con của mình và cũng chính là cột mốc đánh dấu sự kết thúc của một hành trình mang thai đầu vất vả. Ở tam cá nguyệt này, mẹ bầu phải đối diện với khá nhiều sự thách thức về cả mặt thể chất lẫn tinh thần bởi khi thai nhi càng phát triển, cơ thể sẽ phải đối diện với càng nhiều gánh nặng.

Trong thời điểm này, cơ thể của các chị em sẽ thay đổi nhanh chóng hơn so với 6 tháng đầu tiên, cân nặng sẽ tăng cao, bụng bầu càng to lớn khiến cho việc đi lại, sinh hoạt cũng gặp nhiều sự khó khăn và cản trở. Bên cạnh đó, những sự mệt mỏi về thể chất cũng có thể kéo theo những thay đổi tiêu cực về cảm xúc, mẹ bầu có thể trở nên căng thẳng, lo lắng, bồn chồn hơn so với bình thường.

Tâm lý bà bầu 3 tháng cuối
Mẹ bầu ở những tháng cuối thường nhạy cảm, dễ khóc lóc, tổn thương.

Cụ thể một số sự thay đổi nhất định về mặt tâm lý của bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ như:

  • Cảm giác vui sướng, hào hứng, nôn nao: Trong giai đoạn tam cá nguyệt cuối của thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ ràng hơn về những cử động của thai nhi trong bụng và có sự tương tác, gắn kết hơn. Đây cũng là lúc cận kề những giây phút đón chào đứa con của mình nên nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy vô cùng phấn khởi, cảm giác vui sướng, hân hoan và hồi hộp. Đặc biệt là khi con đạp, các mẹ có thể cảm nhận rõ sự hạnh phúc, vui vẻ và càng gia tăng sự mong chờ của mình.
  • Lo lắng, bồn chồn: Đây là tâm lý thường thấy ở nhiều chị em phụ nữ khi mang thai, nhất là các trường hợp lần đầu sinh con. Các mẹ có thể trở nên hào hứng để mong đợi được gặp mặt đứa con của mình nhưng cũng vô cùng lo lắng và hồi hộp về ngày dự sinh. Người mẹ có thể cảm thấy bồn chồn, nhạy cảm, bất an hơn trong giai đoạn này bởi không biết rằng bé sẽ chào đời đúng với ngày dự sinh hay có thể muộn hoặc sớm hơn vì nhiều lý do khác nhau.
  • Căng thẳng, stress: Tình trạng căng thẳng khi mang thai thường sẽ xuất hiện trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ vào quay lại vào 3 tháng cuối, đặc biệt là những tháng cận kề ngày sinh nở. Lúc này cơ thể có sự biến đổi nhanh chóng về hàm lượng hormone estrogen và progesterone gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến tâm trạng bị điều chỉnh và trở nên tiêu cực hơn. Đồng thời, nhiều bà mẹ do quá lo ngại về nỗi đau khi vượt cạn nên dễ trở nên căng thẳng, lo lắng quá mức.
  • Hay cáu gắt: Do những áp lực quá lớn từ việc mang thai, quá trình di chuyển khó khăn và sự hạn chế về một số hoạt động hàng ngày trong 3 tháng cuối thai kỳ khiến cho nhiều chị em trở nên nhạy cảm và dễ cáu gắt hơn so với bình thường. Mẹ bầu có thể khóc lóc và khó chịu chỉ vì một vấn đề nhỏ hoặc thậm chí là không thể xác định được nguyên nhân cụ thể.
  • Trầm cảm: Theo số liệu thống kê nhận thấy, có đến khoảng 8.7% các thai phụ rơi vào trạng thái trầm cảm trong 3 tháng cuối thai kỳ. Tình trạng này sẽ khiến cho các mẹ bầu trở nên buồn chán, mệt mỏi, tuyệt vọng, ủ rũ, chán chường và không còn hứng thú với bất kì điều gì xoay quanh cuộc sống, kể cả chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, tình trạng này cần sớm được phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc hoặc làm phát triển chứng trầm cảm sau sinh.

Với những sự thay đổi tâm lý trong 3 tháng cuối thai kỳ thì bà bầu cần phải biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn. Cảm xúc của mẹ bầu không nên quá căng thẳng hoặc lo lắng, trầm cảm quá mức sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và cả thai nhi. Gia đình, đặc biệt là người chồng cần phải chú ý quan tâm và hỗ trợ tốt để mẹ bầu có thể ổn định tinh thần, nuôi dưỡng nguồn năng lượng tích cực để chào đón đứa con của mình.

Cần làm gì để giúp mẹ bầu ổn định tâm lý trong giai đoạn này?

Tâm lý của mỗi mẹ bầu ở từng giai đoạn là khác nhau. Có những phụ nữ mang thai ở cuối thai kỳ nhưng vẫn giữ được tinh thần thoải mái, vui vẻ và tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, cũng có không ít các trường hợp trở nên mệt mỏi, chán chường và nhạy cảm hơn bởi nhiều yếu tố tác động từ bên trong lẫn bên ngoài. Tình trạng này cần được khắc phục càng sớm càng tốt để có thể tránh khỏi những tác hại tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé hoặc thậm chí là làm cản trở quá trình vượt cạn.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Sự bất ổn tâm lý trong những tháng cuối thai kỳ có thể kéo theo hàng loạt các vấn đề sức khỏe như rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ, vấn đề về dạ dày, viêm đường ruột,…Thậm chí, một số chuyên gia còn cho biết rằng, căng thẳng quá mức ở tam cá nguyệt thứ 3 có thể làm gia tăng nguy cơ sinh non hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Tâm lý mẹ bầu thay đổi có thể khiến họ ăn uống không đều độ, ăn quá nhiều hoặc quá ít gây mất cân bằng dinh dưỡng, gây nên rất nhiều các hệ lụy khác đối với sức khỏe tổng thể của mẹ và bé. Chính vì thế, trong giai đoạn nhạy cảm và quan trọng của 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần phải chú ý nhiều hơn đến các sinh hoạt đời sống, giảm bớt những suy nghĩ tiêu cực để tinh thần và thể chất được khỏe mạnh, góp phần giúp cho quá trình vượt cạn được thuận lợi hơn.

Một số mẹo hay có thể giúp mẹ bầu ổn định tâm lý tốt trong 3 tháng cuối thai kỳ, chồng cần nên biết như:

1. Chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh nở

Khi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ cũng là lúc các mẹ bầu cận kề với ngày chào đón thiên thần nhỏ của mình. Chính vì thế, nhiều người cảm thấy vô cùng lo lắng, căng thẳng và hồi hộp. Đặc biệt là những chị em lần đầu tiên mang thai sẽ không biết được quá rõ về quá trình chuyển dạ, sinh nở. Thậm chí có nhiều người thường xuyên đọc hoặc nghe kể về những sự đau đớn trong phòng sinh nên dễ hình thành tâm lý lo sợ, bất an.

Tâm lý bà bầu 3 tháng cuối
Mẹ bầu nên chuẩn bị đầy đủ cho ngày sinh để giảm bớt cảm giác lo lắng, căng thẳng.

Để có thể khắc phục được sự lo lắng này, các mẹ bầu nên chuẩn bị đầy đủ cho quá trình đi sinh của mình. Bạn có thể đăng kí các lớp học tiền sản để có thể được biết thêm về những dấu hiệu nhận biết chuyển dạ, các kỹ thuật sinh nở và những kiến thức chăm sóc sức khỏe, thư giãn những tháng cuối thai kỳ, giúp tinh thần được thoải mái hơn.

2. Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi

Vào những tháng cuối thai kỳ, bụng bầu dần to lên có thể khiến mẹ bầu gặp phải nhiều khó khăn trong các sinh hoạt đời sống hàng ngày, cơ thể cũng trở nên mệt mỏi hơn rất nhiều. Do đó, đừng cố gắng làm việc quá sức, hãy sắp xếp và cân bằng thời gian hợp lý, nghỉ ngơi và thư giãn lành mạnh. Hãy tìm kiếm những không gian yên tĩnh, mát mẻ, nhiều cây xanh để có thể ngả lưng nghỉ ngơi, nghe nhạc, đọc sách.

3. Vận động nhẹ nhàng

Bên cạnh việc nghỉ ngơi, thư giãn lành mạnh thì các mẹ bầu cũng nên vận động nhẹ nhàng, giúp cơ thể được linh hoạt hơn. Một số bài tập yoga đơn giản có thể là lựa chọn tuyệt vời để giúp các mẹ giảm bớt sự căng thẳng, lo lắng, bất an và cũng hỗ trợ rất hiệu quả cho việc cải thiện thể chất, giúp ích rất nhiều cho quá trình sinh nở.

Ngoài ra, việc đi bộ, dạo quanh để hít thở không khí trong lành cũng giúp cho các mẹ ổn định tâm tâm lý trong 3 tháng cuối thai kỳ. Bạn có thể di chuyển ở xung quanh vườn nhà hoặc là ở phòng khách, tránh việc ngồi liên tục một chỗ quá lâu cũng có thể làm cho tâm trạng trở nên tiêu cực và căng thẳng hơn.

4. Chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày

Dinh dưỡng đối với mẹ bầu lúc nào cũng đóng vai trò quan trọng và cần thiết. Trong tam cá nguyệt cuối cùng, mẹ càng phải chú ý nhiều hơn đến thực đơn ăn uống hàng ngày bởi lúc này thai nhi đã phát triển hoàn thiện và có thể bị ảnh hưởng lớn bởi việc hấp thụ dinh dưỡng từ mẹ. Ngoài ra, một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học cũng góp phần lớn trong việc cải thiện tinh thần, giúp mẹ bầu có được một sức khỏe tổng thể khỏe mạnh, giảm thiểu sự căng thẳng, mệt mỏi.

Tâm lý bà bầu 3 tháng cuối
Chú ý bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng để gia tăng sức khỏe thể chất, cải thiện tinh thần an toàn cho mẹ bầu.

Mẹ bầu nên ưu tiên ăn những thực phẩm giàu dưỡng chất, vitamin, các loại hạt chứa nhiều axit béo omega 3 tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai. Đồng thời, nên ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây tươi để ổn định và nâng cao hoạt động của hệ thần kinh, tăng cường sức khỏe thể chất, giảm mệt mỏi, lo lắng, stress.

Đồng thời, mẹ bầu cũng cần hạn chế dùng các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm béo, đồ ăn chế biến sẵn. Kiêng những loại chất kích thích, chất gây nghiện như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển tự nhiên của trẻ nhỏ.

5. Gia đình và chồng cần quan tâm, chia sẻ với mẹ bầu

Trong giai đoạn nhạy cảm này, phụ nữ rất cần sự quan tâm, chăm sóc và yêu thương của những người thân bên cạnh, đặc biệt là người chồng. Các ông chồng cần dành nhiều thời gian để chia sẻ, tâm sự và động viên vợ nhiều hơn. Hãy học cách lắng nghe những tâm sự, chịu đựng những cảm xúc thất thường của mẹ bầu và giúp họ giải tỏa tốt hơn.

Không gì có thể tuyệt vời hơn sự ân cần và chu đáo từ chính người chồng. Các anh nên tâm sự, an ủi vợ nhiều hơn, dành những lời nói âu yếm, yêu thương để giúp cô ấy được thoải mái và hạnh phúc hơn. Đồng thời, có thể trổ tài nấu những món ăn ngon để tẩm bổ cho mẹ bầu, giúp tâm trạng của họ trở nên vui vẻ, tích cực hơn.

6. Nâng cao chất lượng giấc ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi con người. Tuy nhiên, đối với các mẹ bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ thường có tâm lý nhạy cảm và lo lắng nhiều nên dễ rơi vào trạng thái mất ngủ, ngủ không đủ giấc. Điều này không chỉ tác động tiêu cực đến cơ thể mà còn làm cho tâm trạng của mẹ bầu trở nên tiêu cực và tồi tệ hơn. Thậm chí mất ngủ liên tục trong khi mang thai còn có thể làm gia tăng khả năng phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần nguy hiểm, điển hình là trầm cảm.

Do đó, để cân bằng trạng thái tâm lý trong giai đoạn này, các mẹ bầu nên chú ý nhiều hơn đến chất lượng giấc ngủ, đảm bảo ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày và cần rèn luyện thói quen ngủ sớm trước 23 giờ. Nếu liên tục cảm thấy khó ngủ, trằn trọc nhiều giờ không ngủ được thì các mẹ bầu có thể thử áp dụng các biện pháp thư giãn an toàn như sử dụng tinh dầu thơm, uống trà thảo mộc, ngâm chân với nước ấm, thiền định,…

Tam cá nguyệt cuối cùng là giai đoạn nhạy cảm và cần phải thực sự cẩn trọng để tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của mẹ và bé. Lúc này tâm lý của mẹ bầu đôi khi cũng không được ổn định, họ thường trở nên cáu gắt, suy nghĩ nhiều, hay lo lắng và căng thẳng quá mức. Đồng thời, nhiều người còn không quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Vì thế, gia đình và nhất là người chồng cần phải chú ý quan tâm, chăm sóc thật tốt để giúp mẹ bầu có được một sức khỏe ổn định, một tinh thần thoải mái.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Trên đây là một số thông tin hữu ích về tâm lý của mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Mong rằng qua những chia sẻ của Tạp Chí Tâm Lý Học, bạn đọc sẽ biết cách cân bằng và đảm bảo tinh thần thật tốt để chuẩn bị cho ngày vượt cạn, chào đón thiên thần nhỏ chào đời.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *