Chứng sợ nấu ăn (Mageirocophobia): là bệnh hay làm biếng

Chứng sợ nấu ăn (Mageirocophobia) khiến những người mắc bệnh dường như luôn cảm thấy sợ hãi căn bếp, tìm cách tránh né những nơi đang nấu nướng, hay bếp núc. Nguyên nhân gây ra nỗi sợ này thường do những trải nghiệm không vui từ quá khứ hoặc ảnh hưởng từ các vấn đề tâm lý khác, chẳng như rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Chứng sợ nấu ăn (Mageirocophobia) là gì?

Nấu ăn là một hoạt động thường ngày để phục vụ nhu cầu ăn uống, bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho mỗi người. Chúng ta thường chỉ cho rằng có người thích hoặc không thích nấu ăn, biết hoặc không biết nấu, tuy nhiên còn một kiểu người khác chính là sợ nấu ăn. Đây không phải là một trạng thái cảm xúc mà là một hội chứng tâm lý có tên Mageirocophobia – chứng sợ nấu ăn.

Chứng sợ nấu ăn
Chứng sợ nấu ăn khiến những người này gần như không dám đến gần những nơi có bếp hay đang thực hiện nấu ăn

Nghe thì có vẻ kỳ lạ nhưng đây hoàn toàn là một hội chứng có thật, được xếp vào nhóm rối loạn lo âu. Thuật ngữ Mageirocophobia được kết hợp từ 2 tiếng Hy Lạp, trong đó ““mageiros” có nghĩa là nấu ăn và “phobia” có thể hiểu là một nỗi sợ vô lý. Bên cạnh đó, một từ ngữ liên quan khác mà bạn cũng có thể quan tâm chính là “mageirokos” có nghĩa là người nấu ăn giỏi.

Những người mắc chứng sợ nấu ăn rất thường bị đánh giá sai lầm do luôn có những hành vi bất thường hoặc tìm cách tránh né nhà bếp. Tuy nhiên thực tế những cảm xúc run rẩy, sợ hãi, hoảng loạn, tim đập nhanh ở những người này hoàn toàn là thật, không phải họ giả vờ chỉ vì lười vào bếp. Cảm giác lo âu của họ xuất hiện ngay cả khi họ chỉ nghĩ thoáng qua về việc nấu ăn.

Hội chứng này có thể dễ dàng phát hiện và cũng có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải, đặc biệt là với những người phải ở 1 mình, phải sống xa nhà, có hệ tiêu hóa không quá tốt. Tuy nhiên nếu biết cách kiểm soát hay điều chỉnh linh hoạt thì thường người bệnh cũng không cần quá lo lắng.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Biểu hiện của hội chứng sợ nấu ăn

Với những người không thích nấu ăn hay không biết nấu thì trong các trường hợp bắt buộc, chẳng hạn không thể ra ngoài ăn thì họ vẫn hoàn toàn có thể tự vào bếp để làm các món đơn giản như nấu mì, luộc trứng hay luộc rau. Tuy nhiên ở những người mắc hội chứng sợ nấu ăn, họ dường như trở nên sợ hãi, hoảng loạn đột độ ngay cả khi nghĩ đến việc nấu ăn chứ không cần phải vào bếp.

Một số biểu hiện cụ thể của hội chứng này như

  • Các triệu chứng xuất hiện rõ rệt khi nhìn hay nghĩ đến việc nấu nướng, bao gồm lo lắng, chân tay run rẩy, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, nhịp thở gấp, toát mồ hôi, căng cơ, khô miệng
  • Hầu như không bước chân vào bếp hoặc những nơi đang nấu nướng vì cảm giác lo âu sợ hãi
  • Luôn tìm cách tránh né nhà bếp để không có cảm giác đáng sợ xuất hiện
  • Nếu không sống cùng người thân hầu hết người mắc chứng sợ nấu ăn thường chọn mua đồ ăn sẵn, đồ ăn ngoài, đặt online hoặc thà nhịn đói chứ nhất quyết không vào bếp
  • Dễ gặp ác mộng nếu ngày hôm đó phải nấu nướng hoặc đi vào các khu vực đang nấu ăn
  • Tránh chọn các nhà hàng hay quán ăn có thể nhìn thấy khu vực nấu ăn
  • Phòng ngủ của họ thường tránh xa nhà bếp hoặc không có nhà bếp
  • Có xu hướng tránh né việc tham gia các buổi hẹn nếu cần phải tụ tập nấu nướng
  • Do sợ nấu ăn nên một số người có xu hướng sợ cả mageirokos – những người giỏi nấu ăn

Nguyên nhân chứng sợ nấu ăn

Giống như các dạng rối loạn lo âu khác, hiện cũng chưa thể khẳng định chính xác đâu là nguyên nhân gây ra chứng sợ nấu ăn. Tuy nhiên các chuyên gia, các vấn đề tâm lý này có thể xảy ra do những ảnh hưởng từ quá khứ, yếu tố di truyền hoặc cũng liên quan đến một vào nỗi sợ khác.

Chứng sợ nấu ăn
Từng có những trải nghiệm ám ảnh về việc nấu ăn là nguyên nhân khiến nhiều người có nỗi ám ảnh này

Cụ thể, một số yếu tố được cho là có liên quan đến nguyên nhân gây ra chứng sợ nấu ăn như

  • Tiền sử gia đình: yếu tố di truyền hoặc nếu trong gia đình có người thân mắc các rối loạn tâm thần, rối loạn cảm xúc được cho là có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn.
  • Ám ảnh từ quá khứ: ở những người từng có những trải nghiệm tiêu cực từ quá khứ chẳng hạn như là nạn nhân của các vụ cháy nổ, bỏng, nổ bình gas xảy ra trong khi đang nấu ăn hay từng có người thân là nạn nhân của các tình huống ngày. Ngoài ra việc một người nấu nướng nhưng luôn bị người khác chê bai thậm tệ cũng khiến nhiều người tổn thương và không dám nấu ăn, sợ phải tiếp tục nghe những lời sỉ nhục đó.
  • Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD: người mắc chứng OCD hầu hết nên chịu ám ảnh về việc đã tắt bếp chưa, đòi hỏi chiên trứng phải tròn trịa, không được vỡ; bếp lúc nào cũng phải sạch sẽ tuyệt đối không được có chút dầu mỡ nào.. Mặt khác do lúc nào họ cũng lo âu không biết việc mình nấu nướng liệu có bị đứt tay không, có xảy ra hỏa hoạn không cũng khiến những người mắc chứng OCD hình thành nỗi lo âu thái quá với việc nấu nướng.
  • Chủ nghĩa hoàn hảo: một số món ăn thường có công thức khá phức tạp cầu kỳ, phải nêm nếm nhiều loại gia vị.. khiến những người vốn đã không giỏi nấu ăn bị rối, trong khi với bản tính hoàn hảo của mình họ luôn muốn nó phải hoàn hảo tuyệt đối, không được sai lệch một chút. Bên cạnh đó một số người cũng có thể lo lắng rằng món ăn của mình có thể gây đau bụng hay các vấn đề sức khỏe khác cho những người khác khi ăn phải nên thường cố gắng từ chối đến mức ám ảnh việc nấu ăn.

Bên cạnh đó, chứng sợ nấu ăn Mageirocophobia còn được cho là có liên quan đến những nỗi sợ sau

Chứng sợ nấu ăn gây ra ảnh hưởng thế nào?

Thực tế thì với sự phát triển của thời đại công nghệ như hiện nay, chứng sợ nấu ăn hoàn toàn không ra quá nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hoàn toàn có thể kiểm soát được. Không cần nấu ăn họ có thể đi trực tiếp ra hàng quán, đặt hàng online trên mạng xã hội, đặt hàng qua các ứng dụng, các món ăn vẫn có thể đưa đến tận tay bạn trong trạng thái vẫn còn nóng hổi.

Chứng sợ nấu ăn
Nếu ở một mình và không có tài chính ổn định, rất nhiều người phải thường xuyên ăn ngoài thiếu chất, không đảm bảo

Vẫn có rất nhiều người không biết nấu ăn hay mắc Mageirocophobia vẫn có thể hoàn toàn sống tốt, chỉ cần họ có thể tránh xa được căn bếp hoặc những nơi nấu nướng. Nếu có nguồn tài chính ổn định hơn họ vẫn có thể ăn được các món ăn chất lượng, đầy đủ dinh dưỡng hằng ngày để có chất lượng sức khỏe tốt nhất.

Mặc dù vậy vẫn không thể nào phủ nhận được vai trò quan trọng của kỹ năng nấu ăn . Những người sống 1 mình, sống xa nhà, có tài chính eo hẹp hay có hệ tiêu hóa không tốt có thể gặp nhiều ảnh hưởng về sức khỏe nếu ăn ngoài quá nhiều, đặc biệt nếu thường xuyên ăn những món không đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

Mặt khác các món ăn bên ngoài nếu không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nêm nếm không đúng cách cũng dễ dẫn đến các vấn đề khác về dạ dày, tiêu hóa. Ăn ngoài thường xuyên cũng rất ngán, khó kiểm soát cân nặng do không thể cân bằng được dinh dưỡng.

Ngoài ra, một số người còn thường xuyên bị chỉ trích là lười biếng, kém cỏi vì không biết hay trốn trách nhà bếp, đặc biệt là phụ nữ. Việc gìn giữ các mối quan hệ tình cảm gia đình, vợ chồng cũng có nhiều vấn đề nếu cả hai không biết hoặc từ chối nấu ăn. Một số thậm chí còn bị stress, căng thẳng nặng do thường xuyên bị chỉ trích vì không biết nấu ăn và ăn đồ ăn ngoài quá nhiều.

Làm sao để vượt qua chứng sợ nấu ăn?

Thực tế hội chứng sợ nấu ăn vẫn chưa được chính thức đưa vào Sổ tay chẩn đoán và thống kê các loại rối loạn tâm thần DSM, tuy nhiên theo các chuyên gia, người bệnh vẫn nên tham khảo sự giúp đỡ từ các phương pháp chăm sóc tâm lý. Bác sĩ tâm thần và các chuyên gia tâm lý sẽ thông qua những trao đổi chi tiết, tiền sử bệnh lý cùng như cảm xúc, hành vi, mức độ lo lắng của người bệnh để đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị phù hợp.

Trị liệu tâm lý

Chăm sóc tâm lý luôn là một trong những biện pháp mang đến cho những người gặp các vấn đề tâm lý hiệu quả nhất. Với chứng sợ nấu ăn, mục tiêu điều trị chính là giúp cho người bệnh hiểu rằng nấu ăn không phải một vấn đề quá đáng sợ, điều chỉnh nhận thức theo hướng đúng đắn hơn, thay thế các cảm xúc tiêu cực, lo âu bằng các suy nghĩ tích cực để nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi ngày.

Chứng sợ nấu ăn
Chăm sóc tâm lý là biện pháp chính được hướng tới cho người mắc chứng sợ nấu ăn

Một số phương pháp thường được áp dụng với người mắc chứng Mageirocophobia thường là liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp phơi nhiễm nhằm định hướng người bệnh đến nhận thức đúng đắn hơn. Cụ thể

  • Liệu pháp nhận thức hành vi CBT: nhà trị liệu sẽ yêu cầu thân chủ chia sẻ trung thực tất cả các vấn đề liên quan đến cảm xúc của bản thân và đặt các câu hỏi để người bệnh nhìn nhận được các suy nghĩ của mình đã ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi của bản thân như thế nào. Từ đó những suy nghĩ tiêu cực về việc nấu ăn dần được thay thế bằng những nhận thức tích cực và đúng đắn hơn để người bệnh dần thoải mái hơn khi nghĩ đến việc nấu ăn.
  • Liệu pháp phơi nhiễm: nhà trị liệu sẽ để thân chủ tiếp xúc trực tiếp với nỗi sợ hãi của mình với mức độ tăng dần để người bệnh dần thích nghi được với nỗi ám ảnh của bản thân. Chẳng hạn nhà trị liệu có thể bắt đầu  bằng việc cho người bệnh xem các hình ảnh liên quan đến nấu ăn, xem clip, trải nghiệm xem người khác nấu ăn trước khi tiến đến việc trực tiếp trải nghiệm người khác nấu ăn và cuối cùng là tham gia vào chính việc nấu ăn. Song song đó, nhà trị liệu cũng cần hướng dẫn người bệnh cách đối diện với căng thẳng để kiểm soát trạng thái quá khích khi đứng trước nỗi sợ của mình. Dần dần khi đã thích nghi được với từng cấp độ của nỗi sợ thì nỗi lo âu này cũng được giảm đáng kể, người bệnh dần vượt qua được chướng ngại tâm lý của bản thân.

Bên cạnh đó, nhà trị liệu cũng cần hướng dẫn người mắc chứng sợ nấu ăn các biện pháp cảm xúc lâu dài, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực để hướng đến những điều tích cực hơn, cải thiện các kỹ năng đời sống để dần hòa nhập trở lại với các mối quan hệ và xã hội.

Sử dụng thuốc

Hầu như không có bất cứ loại thuốc nào có thể làm biến mất nỗi sợ hãi hay giúp người đó tự có thể nấu ăn ngay lập tức, tuy nhiên một số loại thuốc có thể giúp xoa dịu thần kinh, nâng cao tinh thần để giảm các trạng thái cảm xúc kích động này. Thường chỉ định nhất là các nhóm thuốc trầm cảm, thuốc chẹn beta, thuốc an thần để kiểm soát một số vấn đề về cảm xúc.

Các nhóm thuốc này dù có hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngăn chặn tình trạng tăng huyết áp hay tinh thần quá tiêu cực nhưng đồng thời cũng có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh chỉ nên sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ tâm thần theo đúng liều lượng để đảm bảo đúng kết quả điều trị.

Chăm sóc và phục hồi tại nhà

Để người chứng sợ nấu ăn có thể hồi phục hoàn toàn và tham gia vào các hoạt động nấu nướng, xã hội khác ngoài đời sống thì quá trình chăm sóc và phục hồi tại nhà cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Người bệnh không thể quá phục hồi vào thuốc và nhà trị liệu mà cần tự bản thân mình quyết tâm, chủ động hơn trong điều trị, thực hành mọi hướng dẫn từ bác sĩ và chuyên gia.

Chứng sợ nấu ăn
Xem các bộ phim nấu ăn có thể tăng thêm hứng thú để người bệnh vượt qua nỗi sợ này

Một số biện pháp hữu ích giúp người mắc chứng sợ nấu ăn có thể dần vượt qua chướng ngại tâm lý này như

  • Đảm bảo ngủ đủ giấc, hạn chế thức quá khuya hay thiếu ngủ sẽ làm tăng cao tình trạng căng thẳng
  • Luyện tập liệu pháp hít thở, thiền hay yoga để ổn định về hơi thở, thư giãn tâm trí đồng thời tăng khả năng kiểm soát căng thẳng và sợ hãi
  • Đọc các cuốn sách, xem các bộ phim về đề tài nấu ăn để tìm được nguồn cảm hứng từ công việc này
  • Nếu cảm thấy lo lắng, hãy nhờ cha mẹ hoặc một người nào đó cùng vào bếp, bắt đầu thực hiện các công việc từ đơn giản đến phức tạp để tập làm quen với nấu nướng. Chẳng hạn bắt đầu từ việc sơ chế nguyên liệu, sau đó tiến đến các món đơn giản như luộc, hấp rồi mới học các món phức tạp hơn. Cứ dần dần cải thiện các vấn đề chứ không cần phải gồng ép bản thân một cách quá mức.
  • Người mắc chứng sợ nấu ăn cũng nên tham gia học các lớp học nấu ăn để biết cách chế biến đúng cách, cách sử dụng dao hay các thực hành đảm bảo đúng cách, không gây nguy hiểm cho bản thân.
  • Bắt đầu thử thách với các món ăn mà mình yêu thích sẽ làm tăng thêm hứng thú để vượt qua nỗi sợ hãi cho bản thân

Thực tế rõ ràng như đã nói, mỗi chúng ta không nhất thiết phải biết nấu ăn nhưng nếu hiểu và rành về các kỹ năng này chắc chắn sẽ đem đến cho bạn nhiều lợi ích tốt hơn, đặc biệt trong việc chăm sóc bản thân và những người thân trong gia đình. Do đó khi đã vượt qua được nỗi sợ nấu ăn, nếu được bạn vẫn nên tìm hiểu và thực hành các kỹ năng nấu ăn cơ bản để có thể ứng dụng khi cần thiết.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Cần nói rõ ràng chứng sợ nấu ăn là một vấn đề tâm lý, không phải là lười biếng nên mới trốn tránh việc nấu ăn. Mỗi người khi phát hiện bản thân hay những người xung quanh có những triệu chứng này nên sớm tham gia trị liệu tâm lý, thay đổi lối sống lành mạnh hơn để sớm vượt qua và giúp bản thân có một cuộc sống chất lượng, hạnh phúc nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *