Quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì, bài kiểm tra online, miễn phí
Quiz test trầm cảm tuổi dậy thì là bộ câu hỏi trắc nghiệm có liên quan đến các triệu chứng đặc trưng của bệnh. Quiz test giúp đánh giá khách quan tình trạng sức khỏe tâm lý, nguy cơ phát triển và mức độ bệnh để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Vì sao cần làm quiz test trầm cảm tuổi dậy thì?
Trầm cảm là căn bệnh tâm lý không của riêng ai. Người bệnh trầm cảm phải chịu nhiều đau khổ, và đối diện với những ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe, đời sống.
Mỗi chúng ta đều có khả năng bị trầm cảm, không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Tuy nhiên, trẻ tuổi dậy thì (vị thành niên từ 8-14 tuổi) là đối tượng dễ mắc phải các vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt là trầm cảm nhất.
Ở lứa tuổi ẩm ương này, trẻ phải đối mặt với những sự thay đổi về sinh lý, thể chất. Bên cạnh đó, nhận thức, tư duy, và tinh thần của trẻ cũng sẽ có phần biến đổi nhanh chóng.
Trầm cảm ở tuổi dậy thì kéo dài gây nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Trầm cảm hạn chế khả năng học tập, suy giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí thôi thúc tự sát.
Do đó, việc thực hiện bài Quiz test trầm cảm tuổi dậy thì là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt là khi gia đình nhận thấy các biểu hiện bất thường về mặt cảm xúc, tâm lý của trẻ.
Khi nào cần làm bài test trầm cảm ở tuổi dậy thì?
Ngay khi nhận thấy những biểu hiện khác lạ của trẻ dậy thì sau đây, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng cho trẻ thực hiện bài test ngay tại nhà để đánh giá tốt về mức độ nguy cơ:
- Trẻ liên tục cảm thấy chán nản, mệt mỏi, suy sụp về tinh thần.
- Trẻ không còn cảm thấy hứng thú với những hoạt động diễn ra xung quanh, kể cả những việc trước đây từng rất yêu thích và đam mê.
- Cảm xúc thay đổi bất thường, nhạy cảm và dễ cáu gắt
- Trẻ nóng giận, kích động không rõ nguyên nhân.
- Mất sự tập trung, suy giảm trí nhớ và khó khăn trong việc đưa ra lựa chọn, quyết định hàng ngày.
- Liên tục mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mơ gặp ác mộng, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm và không thể ngủ lại được.
- Buồn ngủ liên tục, ngủ cả ngày lẫn đêm.
- Thói quen ăn uống bị thay đổi bất thường, có thể chán ăn hoặc ăn uống vô tội vạ.
- Có xu hướng lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy,…
- Trở nên ít nói, không muốn chia sẻ, giao tiếp với bất kỳ ai
- Có xu hướng sống tách biệt, nhốt mình trong phòng.
- Không muốn vận động, di chuyển chậm chạp, lười nhác.
- Thành tích học tập bị suy giảm nghiêm trọng.
- Có những hành vi tự ngược đãi bản thân, chống đối một cách dữ dội.
- Trẻ liên tục than vãn về tình trạng sức khỏe thể chất, đau nhức cơ thể, đau đầu, chóng mặt, khó tiêu nhưng không rõ nguyên nhân.
Theo lời khuyên của các chuyên gia tâm lý, phụ huynh có thể cân nhắc đến việc cho trẻ thực hiện bài test trầm cảm tuổi dậy thì online ngay tại nhà để có đánh giá sợ bộ.
Mặc dù bài test không thể thay thế hoàn toàn kết quả chẩn đoán, nhưng hỗ trợ đánh giá và sàng lọc tốt về nguy cơ. Gia đình sẽ có phương án hỗ trợ phù hợp.
Xem thêm: Các rối loạn tâm lý tuổi dậy thì thường gặp ở trẻ vị thành niên
Bài Quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì online
Bài Quiz test trầm cảm tuổi dậy thì hoàn toàn miễn phí, sẽ bao gồm bộ các câu hỏi có liên quan đến triệu chứng, biểu hiện đặc trưng của bệnh. Trẻ nên thực hiện bài test ở không gian yên tĩnh, tránh bị xao nhãng từ các yếu tố tác động bên ngoài.
Để bài test trầm cảm ở tuổi dậy thì hoàn thành hiệu quả, trẻ cần đọc kỹ từng câu hỏi. Sau đó trẻ cần đưa ra đáp ứng gần giống nhất với trạng thái tâm lý của bản thân.
Câu hỏi 1: Chế độ ăn uống của bạn có thay đổi không, bạn có cảm thấy chán ăn không?
1. Không
2. Đôi khi (2-3 lần/ tuần)
3. Thường xuyên
Câu hỏi 2: Bạn có xu hướng muốn tránh mặt và từ chối việc gặp gỡ, trò chuyện với bạn bè, người thân không?
1. Không
2. Đôi khi (2-3 lần/ tuần)
3 Thường xuyên
Câu hỏi 3: Bạn có xuất hiện cảm giác tội lỗi khi khóc nhưng không rõ nguyên nhân?
1. Không bao giờ
2. Đôi khi (2-3 lần/ tuần)
3. Thường xuyên
4. Luôn luôn
Câu hỏi 4: Bạn có cảm thấy thiếu năng lượng và động lực để tham gia vào các hoạt động thường ngày không?
1. Không
2. Đôi khi (2-3 lần/ tuần)
3. Thường xuyên
Câu hỏi 5: Bạn đang cảm thấy buồn chán, mệt mỏi và tuyệt vọng?
1. Không bao giờ
2. Đôi khi (2-3 lần/ tuần)
3. Thường xuyên
4. Luôn luôn
Câu hỏi 6: Bạn có bị mất ngủ vào buổi tối, cảm giác khó thức dậy vào sáng sớm?
1. Không bao giờ
2. Đôi khi (2-3 lần/ tuần)
3. Thường xuyên
4. Luôn luôn
Câu hỏi 7: Bạn cảm thấy vô cùng khó khăn khi tìm kiếm niềm vui, sự hào hứng trong các hoạt động hàng ngày?
1. Không
2. Đôi khi (2-3 lần/ tuần)
3. Thường xuyên
Câu hỏi 8: Bạn có xuất hiện các suy nghĩ về việc tự làm hại bản thân, kết thúc cuộc sống của chính mình?
1. Không bao giờ
2. Đôi khi (2-3 lần/ tuần)
3. Thường xuyên
Đối với từng câu trả lời sẽ tương ứng với những điểm số 1,2,3,4. Người thực hiện lần lượt cộng tổng điểm đạt được, và so sánh với kết quả sau:
- Tổng điểm bài test thấp hơn 10: Trẻ không có dấu hiệu bị trầm cảm
- Tổng điểm bài test cao hơn 15: Trẻ đang có dấu hiệu trầm cảm ở mức độ vừa
- Tổng điểm bài test cao hơn 20: Trẻ đang có dấu hiệu trầm cảm nặng.
Nên làm gì sau khi test phát hiện trầm cảm ở tuổi dậy thì?
Sau khi cho trẻ thực hiện bài Quiz test trầm cảm tuổi dậy thì, các bậc phụ huynh cần dựa theo kết quả đánh giá để có những biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Với những trường hợp có kết quả test trầm cảm tuổi dậy thì ở mức độ vừa và nặng, gia đình cần đưa trẻ đến thăm khám và chẩn đoán chính xác tại các cơ sở chuyên khoa uy tín.
Nếu trẻ nhận được kết luận về việc mắc phải bệnh trầm cảm. Các bậc phụ huynh cần phải tạo điều kiện thuận lợi để trẻ đáp ứng tốt phác đồ điều trị từ chuyên gia.
Hiện nay, trầm cảm ở tuổi dậy thì hoàn toàn có thể khắc phục nếu phát hiện sớm. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi trẻ, các bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc lựa chọn biện pháp phù hợp.
Thông thường, trẻ dậy thì bị trầm cảm thì sẽ được hỗ trợ tâm lý trị liệu, kết hợp với một số loại thuốc chống trầm cảm khi cần thiết để gia tăng hiệu quả can thiệp.
Bên cạnh đó, gia đình, người thân cũng là một trong những chỗ dựa vững chắc. Các em sẽ có thêm động lực để vượt qua giai đoạn trầm cảm nguy hiểm nếu được động viên và quan tâm.
Ba mẹ cần dành nhiều thời gian để chia sẻ, động viên, hỗ trợ con. Nhờ đó trẻ có thêm niềm tin và sự mạnh mẽ để đối đầu với trầm cảm, mau chóng vượt qua khó khăn về mặt cảm xúc.
Trẻ dậy thì bị trầm cảm cần được hỗ trợ xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh. Phụ huynh chú ý giúp trẻ:
- Cân bằng dinh dưỡng bằng thực phẩm tốt cho sức khỏe
- Khuyến khích trẻ rèn luyện thể dục thể thao, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, ngoài trời.
- Giúp trẻ nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách yêu cầu trẻ nghỉ ngơi đúng giờ
Trên đây là một bài test trầm cảm ở tuổi dậy thì giúp kiểm tra, đánh giá mức độ bệnh cho trẻ lở lứa tuổi vị thành niên. Được hướng dẫn chi tiết và hoàn toàn miễn phí, mọi người đều có thể thực hiện online một cách đơn giản ngay tại nhà.
Tuy nhiên, phương pháp đánh giá này chỉ mang tính chất tham khảo. Tạp Chí Tâm Lý Học không đưa ra lời khuyên hay chẩn đoán y khoa. Nếu gặp khó khăn tâm lý thì hãy đến gặp trực tiếp chuyên gia để được hỗ trợ tư vấn, thăm khám, chẩn đoán chính xác nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì: Nguy cơ nổi loạn chớ coi thường
- Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì: Dấu hiệu và cách chữa trị
- Trầm cảm sau mùa thi ở học sinh – Thực trạng đáng báo động
- Báo Động Nguy Cơ Tự Sát Ở Thanh Thiếu Niên Và Cách Phòng Tránh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!