Rối loạn ngôn ngữ ở người trưởng thành và cách khắc phục

Rối loạn ngôn ngữ ở người trưởng thành thường có liên quan đến tai biến, chấn thương và một số bệnh lý ở não bộ. Bệnh lý này gây ra rào cản ngôn ngữ khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong công việc, học tập và khó có thể xây dựng, duy trì các mối quan hệ.

rối loạn ngôn ngữ ở người trưởng thành
Chứng rối loạn ngôn ngữ ở người trưởng thành thường có liên quan đến bệnh lý thực tổn ở não bộ

Rối loạn ngôn ngữ ở người trưởng thành là gì?

Rối loạn ngôn ngữ ở người trưởng thành ít gặp hơn so với trẻ nhỏ. Bệnh lý này đặc trưng bởi những rối loạn có liên quan đến việc xử lý thông tin ngôn ngữ. Rối loạn ngôn ngữ thường xảy ra ở ngôn ngữ tiếp nhận hoặc ngôn ngữ biểu đạt.

Ở người trưởng thành, nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ chủ yếu là do tai biến mạch máu não và chấn thương não bộ. Trong khi đó, nguyên nhân chủ yếu ở trẻ nhỏ là do sang chấn tâm lý, rối loạn phát triển thần kinh và một số nguyên nhân di truyền.

Ngôn ngữ là phương tiện chính trong giao tiếp. Những bất thường liên quan đến ngôn ngữ đều gây ra ảnh hưởng sâu sắc đối với cuộc sống. Chính vì vậy, tình trạng này cần được điều trị càng sớm càng tốt để giảm thiểu ảnh hưởng đối với sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Dấu hiệu nhận biết rối loạn ngôn ngữ ở người lớn

Rối loạn ngôn ngữ ở người trưởng thành có triệu chứng khó nhận biết hơn so với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu chú ý gia đình và những người xung quanh hoàn toàn có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường.

Các dấu hiệu nhận biết rối loạn ngôn ngữ ở người lớn:

  • Ít giao tiếp, ngại ngùng và e ngại khi trò chuyện với người khác – đặc biệt là khi phải thuyết trình trước mặt nhiều người.
  • Gặp khó khăn khi trả lời các câu hỏi phức tạp ngay cả khi hiểu được câu hỏi và hiểu nên trả lời như thế nào.
  • Lời nói thường không lưu loát, rời rạc, đôi khi sai ngữ pháp và sử dụng từ ngữ không phù hợp.
  • Thường xuyên gặp phải tình trạng quên các từ ngữ chuyên ngành, có hiện tượng đảo âm hoặc tự chế ra các từ ngữ mới để thay thế.
  • Không nhớ nội dung của buổi giao tiếp ngay cả cuộc hội thoại khi mới diễn ra cách đó không lâu.
  • Trong buổi họp, bệnh nhân thường không theo kịp cuộc trò chuyện và không thể tiếp nhận thông tin nếu có quá nhiều người cùng phát biểu.
  • Thường xuyên có những câu nói không phù hợp với ngữ cảnh.
  • Thích nhắn tin qua mạng xã hội và làm việc qua email thay vì trò chuyện trực tiếp.
  • Sử dụng thành ngữ, tục ngữ không phù hợp.
  • Khả năng ghi nhớ kém nên thường xuyên làm sai yêu cầu của cấp trên và đồng nghiệp.

Biểu hiện của rối loạn ngôn ngữ ở người trưởng thành khá đa dạng, mức độ có thể từ nhẹ đến nặng. Ở những trường hợp nhẹ, đôi khi những người xung quanh không phát hiện ra dấu hiệu bất thường mà chủ yếu cho rằng do bệnh nhân là người ít nói và kiệm lời.

rối loạn ngôn ngữ ở người trưởng thành
Người trưởng thành bị rối loạn ngôn ngữ thường gặp khó khăn trong giao tiếp và không nhớ được nội dung buổi trò chuyện

Nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ ở người trưởng thành

Có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố có liên quan đến chứng rối loạn ngôn ngữ nói chung và rối loạn ngôn ngữ ở người trưởng thành nói riêng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các chuyên gia không thể xác định được nguyên nhân chính xác.

Nguyên nhân là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quá trình điều trị và tiên lượng bệnh. Vì vậy, trước khi áp dụng phương pháp can thiệp, bệnh nhân nên tìm hiểu về những nguyên nhân có liên quan đến chứng bệnh này:

  • Di truyền: Rối loạn ngôn ngữ là bệnh lý có khả năng di truyền. Các chuyên gia cho rằng, những bất thường ở hệ thần kinh trung ương có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều này gây ra những rối loạn về ngôn ngữ, tư duy và một số khía cạnh khác.
  • Các bệnh lý thực tổn ở não: Não bộ là cơ quan có vai trò quan trọng đối với khả năng ngôn ngữ, giao tiếp. Các bệnh lý thực tổn ở cơ quan này như viêm não, u thần kinh đệm, xuất huyết não, tai biến,… đều có thể gây tổn thương vùng não điều khiển ngôn ngữ. Trong những năm gần đây, tỷ lệ rối loạn ngôn ngữ sau tai biến tăng lên đáng kể – đặc biệt là ở người trung niên và cao tuổi.
  • Các nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên, rối loạn ngôn ngữ ở người trưởng thành có thể liên quan đến những nguyên nhân như có các vấn đề về thính giác, hội chứng Rett, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý, chậm phát triển tâm thần,…

Rối loạn ngôn ngữ ở người trưởng thành có nguy hiểm không?

Rối loạn ngôn ngữ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất nhưng tác động sâu sắc đến tinh thần và cuộc sống của bệnh nhân. Ngôn ngữ là phương tiện để bày tỏ suy nghĩ, mong muốn, cảm xúc, đồng thời cũng là phương tiện để chúng ta trang bị kiến thức và tiếp nhận thông tin từ môi trường.

Rào cản ngôn ngữ khiến cho người bệnh trở nên ít nói, kiệm lời, ít bạn bè do không biết cách xây dựng và duy trì mối quan hệ. Bên cạnh đó, những khó khăn về mặt ngôn ngữ cũng khiến bệnh nhân khó có thể học tập và làm việc hiệu quả. Vì không nhớ được nội dung cuộc giao tiếp và khó khăn trong việc diễn đạt, bệnh nhân sẽ ít có cơ hội khẳng định năng lực, thường xuyên mắc sai lầm trong công việc và phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp.

rối loạn ngôn ngữ ở người trưởng thành
Rào cản ngôn ngữ khiến bệnh nhân liên tục sai sót trong công việc và phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp

Ngoài ra, rối loạn ngôn ngữ cũng gây ra tâm lý bứt rứt, căng thẳng, phiền muộn do người bệnh không thể giãi bày cảm xúc và suy nghĩ thông qua lời nói. Về lâu dài, người bệnh có thể phải đối mặt với chứng trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hoang tưởng, nghiện rượu bia và chất kích thích.

Ở một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể cách ly xã hội hoàn toàn vì không thể giao tiếp với bất cứ ai ngoại trừ gia đình. Những bệnh nhân này thường không thể học tập, làm việc và đa phần sống phụ thuộc vào gia đình. Nếu không có gia đình hỗ trợ, nhiều khả năng bệnh nhân sẽ trở thành người vô gia cư, thu nhập không ổn định, nghèo đói.

Các phương pháp điều trị rối loạn ngôn ngữ ở người trưởng thành

Tương tự như rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em, rối loạn ngôn ngữ ở người trưởng thành sẽ được điều trị bằng ngôn ngữ trị liệu. Bên cạnh đó, một số phương pháp hỗ trợ cũng có thể được cân nhắc.

Các phương pháp được cân nhắc trong quá trình điều trị rối loạn ngôn ngữ ở người trưởng thành:

1. Ngôn ngữ trị liệu

Ngôn ngữ trị liệu mang lại hiệu quả cao trong điều trị rối loạn ngôn ngữ. Đối với người trưởng thành, quá trình trị liệu sẽ có nhiều điểm khác biệt so với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mục tiêu chính của phương pháp này là phục hồi khả năng ngôn ngữ và tối ưu khả năng sử dụng ngôn ngữ của người bệnh.

rối loạn ngôn ngữ ở người lớn
Ngôn ngữ trị liệu là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong điều trị rối loạn ngôn ngữ ở người lớn

Ngôn ngữ trị liệu được thực hiện tại bệnh viện/ trung tâm và đôi khi có thể thực hiện tại nhà. Đặc biệt, phương pháp này mang lại cải thiện rõ rệt đối với trường hợp rối loạn ngôn ngữ sau tai biến mạch máu não. Ngoài vai trò của trị liệu viên, sự hỗ trợ của gia đình sẽ giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Ngôn ngữ trị liệu có thể phục hồi hoàn toàn nhưng đôi khi chỉ có thể cải thiện phần nào khả năng ngôn ngữ của bệnh nhân. Tuy nhiên, can thiệp trị liệu sẽ giúp cải thiện và phục hồi ngôn ngữ đáng kể.

2. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu thường được thực hiện song song với ngôn ngữ trị liệu. Đa số bệnh nhân có vấn đề về ngôn ngữ đều bị rối loạn cảm xúc và hành vi do không thể bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ và quan điểm của bản thân một cách chính xác bằng lời nói.

Trị liệu tâm lý giúp bệnh nhân hiểu rõ bệnh tình, giải thích được những triệu chứng mà bản thân gặp phải. Bên cạnh đó, liệu pháp này cũng giúp củng cố động lực để người bệnh kiên trì điều trị nhằm cải thiện khả năng ngôn ngữ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Khi tham gia trị liệu, người bệnh sẽ dần ổn định tinh thần và tích cực hơn trong quá trình trị liệu. Ngoài ra, trong trị liệu tâm lý, chuyên gia cũng sẽ trang bị cho người bệnh những kỹ năng cần thiết để hòa nhập cộng đồng, học tập và làm việc với hiệu suất tốt nhất.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

3. Sử dụng thuốc

Không có loại thuốc nào có thể cải thiện chứng rối loạn ngôn ngữ. Tuy nhiên, dùng thuốc sẽ giúp giảm tâm trạng lo âu, căng thẳng do chứng bệnh này gây ra. Bên cạnh đó, một số loại thuốc bổ thần kinh cũng giúp ích trong việc phục hồi vùng não điều khiển ngôn ngữ và cải thiện khả năng ngôn ngữ hiệu quả.

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn ngôn ngữ ở người trưởng thành:

Sử dụng thuốc chỉ là phương pháp hỗ trợ trong điều trị rối loạn ngôn ngữ ở người trưởng thành. Do đó, bệnh nhân cần phải trị liệu ngôn ngữ và tâm lý để đạt kết quả tốt nhất. Để điều trị thành công, cần sự nỗ lực của người bệnh và sự hỗ trợ không nhỏ từ gia đình.

rối loạn ngôn ngữ ở người lớn
Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc để cải thiện các vấn đề tâm lý do rối loạn ngôn ngữ gây ra

Rối loạn ngôn ngữ ở người trưởng thành ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và tâm lý của người bệnh. Vì vậy, cần tiến hành điều trị sớm để phòng tránh biến chứng và giúp bệnh nhân ổn định cuộc sống lâu dài. Đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh, nên sàng lọc sớm để kịp thời can thiệp trị liệu.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *