Cảm xúc cùn mòn (Emotional Blunting) và 5 Cách vượt qua

5/5 - (1 bình chọn)

Cảm xúc cùn mòn khiến con người không còn có thể cảm nhận được bất kỳ cung bậc cảm xúc nào trong cuộc sống. Mất đi khả năng bộc lộ và phản ứng thông qua cảm xúc với mọi sự việc. Điều này sẽ khiến cuộc sống trở nên tẻ nhạt và buồn chán, con người tồn tại trong sự vô nghĩa và thiếu động lực.

Cảm xúc cùn mòn là gì?

Cảm xúc cùn mòn (Emotional Blunting) với ý nghĩa chỉ về sự không có cảm xúc, chai sạn trong cảm xúc và dường như không thể bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài. Về tâm lý học, đây chính là thuật ngữ để nói về những người tê liệt trong việc thể hiện cảm xúc. Như một hiện tượng lạ, họ hầu như không thể bày tỏ được cảm xúc của mình.

Cảm xúc cùn mòn (Emotional Blunting) là gì?
Cảm xúc cùn mòn khiến con người không thể biểu lộ hoặc cảm nhận được cảm xúc.

Những người mắc phải cảm xúc cùn mòn cho rằng họ không thể thể hiện cảm xúc của mình với một sự việc hoặc với một người nào đó. Cơ mặt gần như là tê liệt hoàn toàn và không thể cảm nhận được những xúc cảm của mình Họ mát hoàn toàn hoặc rất hạn chế khả năng việc có thể phản ứng cảm xúc.

Cảm xúc cùn mòn không giống với sự lạnh nhạt hoặc mất cảm giác. Hiện tượng này giống như việc bị “mù” cảm xúc, khiến không thể nhìn nhận hoặc cảm nhận được bất kỳ cảm xúc nào để thể hiện. Dù là vui hay buồn thì cảm xúc của người mắc phải hiện tượng này cũng không thể biểu lộ và hầu như họ cũng không cảm nhận được.

Trong cuộc sống, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi việc cảm xúc sẽ bị sốc và nhiều lần bị sang chấn. Việc sang chấn cảm xúc sẽ khiến cảm xúc bị bào mòn và dần mất đi. Giống như việc một con dao khi đã sử dụng lâu năm cho việc cắt vào những vật cứng, dai, thì chắc chắn nó sẽ bị cùn và không thể cắt được nữa.

Có thể nói rằng, khi cảm xúc quá nhiều, dồn nén trong một thời gian dài mà không thể xử lý, chắc chắn sẽ khiến con người bị “quá tải”. Điều này gây phản ứng ngược, thay vì họ sẽ giải tỏa hết cảm xúc thông qua việc gì đó, nhưng lại gây ra tình trạng tê liệt cảm xúc và không còn có thể cảm nhận bất cứ cảm xúc nào.

Người bị cảm xúc cùn mòn cũng không nhận thức được việc bản thân đang vui hay buồn. Họ cũng không thể cười, khóc, tức giận, đau khổ,… mọi xúc cảm đều biến mất. Điều này sẽ khiến họ cảm thấy lạc lõng và chơi vơi giữa các mối quan hệ xung quanh. Việc hạn chế cảm xúc dần sẽ khiến cơ thể bị tê liệt và mất dần cơ chế phản ứng.

Khi con người trải qua quá nhiều cảm xúc đau buồn, tiêu cực, cơ chế tự nhiên của cơ thể sẽ phát tín hiệu bảo vệ. Chúng bảo vệ bằng cách sẽ ngăn chặn toàn bộ mọi cảm xúc, phòng vệ tối đa việc sinh ra cảm xúc để không nhận thêm bất kỳ sự tiêu cực nào. Ngay cả khi đó là một cảm xúc hạnh phúc hay vui sướng cũng không được thể hiện.

Xem thêm: Mất Cảm Xúc Với Mọi Thứ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nguyên nhân gây ra cảm xúc cùn mòn

Cảm xúc cùn mòn là một triệu chứng tuy kỳ lạ nhưng nó có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh tâm lý nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cảm xúc cùn mòn xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn hoặc có thể là mãi mãi tùy thuộc vào nguyên nhân tạo ra nó.

Thông thường, khi dẫn đến tình trạng cảm xúc bị cùn mòn, tê liệt là do có nhiều nguyên nhân tạo thành. Khi dồn nén tâm trạng hoặc duy trì thói quen không lành mạnh quá lâu chắc chắn tâm lý sẽ bị ảnh hưởng. Khi bản thân tiếp nhận quá nhiều cảm xúc tiêu cực, gây ra lo lắng thì cơ thể sẽ không cho nhận thêm bất kỳ cảm xúc nào.

Một số nguyên nhân chính được ghi nhận bởi nhiều người từng mắc phải cảm xúc cùn mòn. Đa số đều là những lý do đau buồn hoặc tiêu cực dẫn đến việc mắc phải triệu chứng này.

  • Sử dụng quá nhiều chất kích thích, chất gây nghiện

Rất nhiều trường hợp khi gặp những sự việc đau buồn, căng thẳng, áp lực, con người sẽ đi tìm cách giải tỏa bằng rượu, bia hoặc các chất gây nghiện. Việc sử dụng những chất kích thích này khiến họ quên đi cảm giác tiêu cực và đau buồn. Dần dần, trở nên phụ thuộc và lạm dụng rượu bia, chất gây nghiện không lành mạnh.

Việc sử dụng những thứ độc hại này khiến họ cảm thấy sảng khoái, thoát khỏi phiền muộn. Nhưng việc quá làm dụng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương. Khi thần kinh bị tác động, nó sẽ gây suy yếu một số chức năng và trong đó có sự dẫn truyền cảm xúc.

Khi cảm giác bị tê liệt sẽ dẫn đến vấn đề cảm xúc bị chai lì, nhất là đối với những bệnh nhân mắc rối loạn sử dụng chất gây nghiện. Một số chất kích thích sẽ gây nguy hiểm sự phản ứng về mặt cảm xúc, khiến chúng bị biến đổi và dần mất đi khả năng biểu lộ cảm xúc của mình.

Lạm dụng rượu bia và các chất gây nghiện có thể gây tê liệt và chai lì cảm xúc. Việc giải tỏa những nỗi niềm, căng thẳng và mệt mỏi thông qua rượu bia càng khiến con người bị ức chế cảm xúc. Vì họ chỉ “đánh lừa” cảm giác khi đang say và nghĩ mình đang vui vẻ. Điều này sẽ khiến cảm xúc lạnh nhạt, không thể biểu hiện bình thường.

  • Sử dụng thuốc trầm cảm

Trong nhiều loại thuốc điều trị trầm cảm đã được chứng minh rằng có chứa chất escitalopram, đây là một chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin có thể tác động tiêu cực đến tâm trạng và làm cùn mòn cảm xúc. Nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cảm nhận và bộc lộ cảm xúc.

Nguyên nhân gây ra cảm xúc cùn mòn (Emotional Blunting)
Việc làm dụng quá nhiều thuốc trầm cảm cũng gây ra tình trạng cảm xúc bị cùn mòn.

Những người mắc trầm cảm, khi quá nôn nóng hết bệnh, họ sẽ có xu hướng làm dụng thuốc điều trị quá liều. Điều này sẽ khiến dây thần kinh cảm xúc bị ảnh hưởng dẫn đến tê liệt và chai sạn. Theo nghiên cứu, hiện nay có hơn 46% số người dùng thuốc điều trị trầm cảm bị cùn mòn cảm xúc trong một khoảng thời gian ngắn.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận định rằng, đây là một tác dụng phụ gây ra bởi thuốc. Tùy vào mỗi người sẽ sinh ra một tác dụng phụ khác nhau. Nhưng triệu chứng này sẽ chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Tránh tự sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ và nếu có dấu hiệu nguy hiểm cần đến kiểm tra nhanh chóng.

  • Rối loạn tâm thần

Rối loạn tâm thần có thể bao gồm nhiều căn bệnh khác như: tâm thần phân liệt, rối loạn nhân cách (BPD), trầm cảm, rối loạn lo âu,… Những căn bệnh này đều xuất phát phần lớn là do bị căng thẳng, áp lực, sợ hãi trong một thời gian dài, dẫn gây ảnh hưởng tiêu cực đến thần kinh. Cảm xúc rối loạn và dần sẽ chai sạn không thể biểu lộ.

Khi quá sợ hãi với những cảm xúc tồi tệ, con người sẽ dần tự bảo vệ bản thân bằng cách lạnh nhạt, thờ ơ với mọi cảm xúc xung quanh. Điều này dẫn đến mất khả năng bày tỏ cảm xúc với sự việc cho dù là vui hay buồn. Việc bảo vệ bản thân này vô tình khiến khả năng bày tỏ xúc cảm bị tê liệt, cùn mòn.

Khi mắc các bệnh về rối loạn tâm thần sẽ khiến bản thân rơi vào trạng thái trống rỗng, thờ ơ. Đây là triệu chứng khá nghiêm trọng cho người mắc bệnh tâm lý, vì nó sẽ khiến con người cảm thấy như bị tách biệt, cô lập khỏi cuộc sống. Họ lạc lõng khi thấy mình không thể biểu lộ giống mọi người, mất liên kết hoàn toàn với việc bày tỏ thái độ.

  • Sang chấn tâm lý

Trong cuộc sống, chắc chắn con người phải trải qua những cảm xúc đau khổ và tổn thương như: người thân mất, ba mẹ ly hôn, bạo hành gia đình, bị lạm dụng tình dục, bị tai nạn,… Emotional Blunting thường sẽ xảy ra đối với các đối tượng từng mắc phải những sang chấn tâm lý trầm trọng trong quá khứ hoặc thời thơ ấu.

Tùy vào khả năng thích nghi và “kháng thể” của bản thân sẽ quyết định việc người đó có thể vượt qua được những tâm trạng tiêu cực đó hay không. Nếu không, thì khả năng cao họ sẽ rơi vào tình trạng thu mình lại và “miễn nhiễm” với mọi loại cảm xúc, cho dù đó là hạnh phúc hay đau khổ.

Khi con người đã vượt khỏi giới hạn chịu đựng của cảm xúc, họ sẽ không còn muốn trải qua thêm bất kỳ loại cảm xúc nào nữa. Bệnh nhân sẽ dần quên đi cách bộc lộ cảm xúc, dù vui hay buồn họ cũng chỉ vô cảm và có một thái độ. Khi cảm xúc bị chai sạn, cùn mòn, cuộc sống cũng sẽ dần trở nên vô vị, chán nản và không có động lực.

Ám ảnh trong quá khứ quá lớn, nó khiến con người không thể vượt qua và vươn lên. Những sang chấn về tâm lý khiến họ luôn bị dằn vặt, đau khổ và tách mình ra khỏi cuộc sống bên ngoài. Họ luôn có xu hướng né tránh các tình huống dễ gây ra cảm xúc, từ đó khiến bản thân bị thiếu thốn xúc cảm và dẫn đến lạnh nhạt, thờ ơ với mọi thứ.

  • Mất trí nhớ

Mất trí nhớ là nguyên nhân ít xảy ra nhất trong những trường hợp bị rối loạn tâm thần. Việc lãng quên mọi thứ vô tình khiến bản thân cũng quên mất việc phải biểu lộ cảm xúc sao cho đúng. Họ khó có thể nhận biết được cảm xúc đối với một sự việc, khả năng biểu lộ và diễn đạt cảm xúc cũng mất đi, dần khiến cảm xúc bị chai sạn.

Việc mất trí nhớ cũng khiến các chức năng cảm xúc xã hội bị rối loạn, họ sẽ rất khó khăn và gần như là không thể xác định được khi nào nên vui hay buồn. Ảnh hưởng lớn đến cảm xúc thật sự trong lòng họ và việc chai lì, cùn mòn dần trở nên mạnh mẽ hơn.

  • Rối loạn căng thẳng hậu sang chấn (PTSD)

Tình trạng này sẽ xảy ra trong một vài thời điểm sau khi đã trải qua sang chấn tâm lý. Đôi khi người bệnh sẽ phải nhớ lại những ký ức đau buồn, tổn thương khiến sự lo lắng và sợ hãi quay trở lại, điều này gây nên tình trạng rối loạn căng thẳng hậu sang chấn (PTSD).

Việc những lo lắng quay trở lại khiến người bệnh sẽ có xu hướng tránh né và ngăn chặn các cảm xúc tiêu cực. Bằng cách họ sẽ không tiếp nhận hoặc bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài để tránh nhận thêm những sự đau buồn. Vấn đề này sẽ xảy ra một cách tự nhiên do cơ chế não bộ của con người, lâu dần cảm xúc sẽ chết dần, chết mòn.

Dấu hiệu nhận biết cảm xúc cùn mòn

Emotional Blunting khá khó để nhận biết, vì đôi khi bản thân cố tình không muốn biểu lộ cảm xúc để tránh đi một việc gì đó, nên sẽ bị nhầm tưởng là sự chai lì cảm xúc. Có vài dấu hiệu có thể nhận định được người đó có đang gặp phải vấn đề về cảm xúc cùn mòn không. Chính bản thân người mắc cũng có thể tự nhìn nhận được mình.

Các dấu hiệu có thể xuất hiện ở nhiều thời điểm thông qua thái độ, hành vi, cách ứng xử, giao tiếp xã hội,… khi có các dấu hiệu bất thường thì nguy cơ mắc phải chai lì cảm xúc là rất cao. Phổ biến nhất là đối với các bệnh nhân đang mắc trầm cảm, mất trí nhớ, rối loạn tâm thần, sang chấn tâm lý,…

Một số dấu hiệu cho thấy cảm xúc đang bị chai sạn và cùn mòn:

  • Không thể nhận biết được niềm vui hay nỗi buồn.
  • Cảm xúc vô cảm, phẳng lặng.
  • Đôi khi không thể khóc, cười, tức giận hay hào hứng.
  • Không yêu không ghét.
  • Đầu óc trống rỗng, mất tập trung.
  • Không thể hòa nhập và kết nối với xung quanh.
  • Mất ham muốn tình dục.
  • Phản ứng một cách vô cảm.
  • Sống tách biệt và không có nhu cầu tiếp xúc hoặc chia sẻ.
  • Đôi khi tự làm hại bản thân.
  • Không thể giao tiếp và duy trì các mối quan hệ.
Dấu hiệu nhận biết cảm xúc cùn mòn (Emotional Blunting)
Không vui, không buồn, đầu óc trống rỗng và vô cảm là những dấu hiệu đặc trưng của Emotional Blunting.

Những dấu hiệu này tiến triển rất chậm và khó nhận thấy. Đa phần sẽ xoay quanh việc hạn chế hoặc không thể biểu lộ cảm xúc như bình thường, giống như cảm giác cơ thể mất hết các chức năng liên quan đến cảm xúc.

Xem thêm: Tâm trạng vui buồn thất thường là bị gì? Cách ổn định cảm xúc

Cảm xúc cùn mòn có nguy hiểm không?

Sự cùn mòn cảm xúc không phải là một căn bệnh về tâm lý hay các chứng rối loạn sức khỏe tâm thần. Mà nó được xem là một triệu chứng hoặc một tình trạng của tinh thần do nhiều nguyên nhân tác động nên. Cũng có thể cảm xúc cùn mòn là một dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang mắc các bệnh lý khác.

Vì thế cảm xúc bị cùn mòn không gây ra nguy hiểm hay ảnh hưởng đến sự sống còn của bản thân. Nó không hề gây đe dọa đến tính mạng của người mắc nhưng vẫn có thể gây ra một số những nguy hại nhất định. Cảm xúc cùn mòn khiến cuộc sống xung quanh trở nên buồn chán, tẻ nhạt, khiến con người trở nên thiếu động lực.

Có nhiều người dùng việc tê liệt cảm xúc như một cách để bảo vệ bản thân khỏi những cảm xúc tiêu cực và đau khổ. Việc này giúp cơ thể tránh khỏi những tiềm ẩn nguy hiểm do tiêu cực gây nên. Khi gặp phải những sự căng thẳng, lo âu sẽ dễ có xu hướng tìm đến những hoạt động không lạnh mạnh gây tổn hại đến cơ thể.

Nhưng nếu cảm xúc cùn mòn kéo dài thì người bị ảnh hưởng nhất vẫn chính là người mắc và các mối quan hệ của họ. Sự thờ ơ, vô cảm dần khiến các mối quan hệ rơi vào rạn nứt và đổ vỡ. Vì không thể bày tỏ cảm xúc, khiến họ trở nên cô đơn lạc lõng, tách biệt ra khỏi sự gắn kết với các mối quan hệ.

Sự chai lì cảm xúc dẫn đến việc con người không còn có nhu cầu muốn yêu hoặc được yêu. Họ cô lập với mọi hoạt động xung quanh và chết dần chết mòn trong thế giới nội tâm. Vô cảm khiến con người không thể duy trì các mối quan hệ, thiếu quan tâm và thờ ơ với tất cả mọi người.

Người mắc phải tình trạng cảm xúc cùn mòn vẫn có thể sinh sống và tồn tại, nhưng tồn tại một cách vô nghĩa và bản năng. Không có bất kỳ niềm vui hay sự hân hoan nào, dần khiến con người thiếu động lực để phát triển. Có nhiều trường hợp nguy hiểm hơn khi họ nhận ra rằng cuộc sống quá tẻ nhạt và bản thân trở nên dư thừa nên chọn cách tự làm hại bản thân mình.

Cách vượt qua tình trạng cảm xúc cùn mòn

Để tránh kéo dài lâu sự cùn mòn trong cảm xúc và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, cần có những giải pháp. Những giải pháp này sẽ giúp kích thích được cảm xúc, tăng thêm năng lượng tích cực và vượt qua được tình trạng này nhanh chóng hơn.

Tâm lý trị liệu

Việc tìm đến chuyên gia hoặc các bác sĩ tâm lý là điều cần thiết nếu bạn cảm thấy mình không thể tự vượt qua được triệu chứng này. Các chuyên gia sẽ thăm hỏi và kiểm tra một cách có chuyên môn để biết chắc chắn rằng bạn có đang bị vấn để cùn mòn cảm xúc hay không.

Hãy chia sẻ thật chi tiết và chân thật về những suy nghĩ, cảm nhận hiện tại của bản thân. Dù không có bất kỳ cảm xúc nào nhưng hãy cố miêu tả nó để các bác sĩ có thể nắm rõ được tình hình của bạn. Sau đó sẽ có thể chỉ định phương pháp trị liệu tâm lý một cách đúng đắn và phù hợp nhất.

Một số trường hợp cũng cần phải được thăm khám sớm, vì rất có thể triệu chứng cảm xúc cùn mòn là một dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một số căn bệnh tâm lý khác như: BPD, PTSD, trầm cảm,… Cố gắng nhớ lại bản thân đã từng trải qua các sự việc gây sang chấn tâm lý hay không để có thể chia sẻ với bác sĩ.

Các phương pháp điều trị mà chuyên gia tâm lý thường hay đề xuất bao gồm: Liệu pháp trò chuyện, liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), phương thức chấp nhận và cam kết trị liệu (ACT). Những phương pháp này có thể giúp người mắc nhận thức được tình trạng, từ đó thay đổi được suy nghĩ và hành vi, giúp khôi phục lại cảm xúc.

Xem thêm: Thuốc điều trị rối loạn cảm xúc và những lưu ý khi dùng

Thay đổi lối sống

Lối sống không lành mạnh, phụ thuộc vào các chất kích thích cũng là nguyên nhân lớn gây nên chai lì cảm xúc. Cần phải cân bằng lại lối sống, hướng đến sự khoa học và lành mạnh để khắc phục được tình trạng tiêu cực của cảm xúc. Cần phải tránh xa các chất gây độc hại đến cơ thể, ăn uống điều độ, khoa học hơn.

Tăng cường luyện tập thể dục để cơ thể ổn định, tránh các bệnh về tâm lý. Việc tập thể dục giúp bản thân bình tĩnh hơn, giải tỏa được những tâm trạng tiêu cực, căng thẳng, mệt mỏi. Duy trì việc tập thể dục sẽ giúp tinh thần sảng khoái và tràn đầy năng lượng, xua tan những muộn phiền, lo âu,…

Chế độ nghỉ ngơi cũng cần phải hợp lý, ăn ngủ đúng giờ. Không nên thức khuya sẽ khiến tâm trạng dễ bị hồi hộp, căng thẳng. Nếu được, hãy dành thời gian để du lịch hoặc nghỉ dưỡng, sẽ khiến tâm trạng được thư thái, thoải mái hơn. Nghỉ ngơi một cách để tái tạo lại cảm xúc và tinh thần.

Chú ý việc sử dụng thuốc

Khi nghi ngờ việc sử dụng thuốc khiến bản thân bị cùn mòn cảm xúc, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ. Cần cân nhắc trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào và cũng không nên làm dụng quá mực sẽ dễ gây ra các tác dụng phụ.

Nếu có các triệu chứng bất thường, cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và đến bác sĩ để được kiểm tra và chỉ dẫn. Đối với các loại thuốc chữa trị bệnh tâm lý, cần có sự kê đơn của bác sĩ và sử dụng có liều lượng để việc điều trị hiệu quả hơn mà không gây ra các biến chứng khác.

Tìm kiếm lại cảm xúc

Khi rơi vào tình trạng chai lì cảm xúc, có thể bản thân đang cần chất xúc tác để cảm xúc quay trở lại. Người bị Emotional Blunting có thể khôi phục lại cảm xúc của mình bằng nhiều cách. Có thể đi lại những nơi chốn, địa điểm từng gây những cảm xúc tích cực mạnh mẽ, điều này dễ khiến các cảm xúc lúc đó quay trở lại.

Bạn có thể tìm kiếm lại cảm xúc của mình bắt cách khơi gợi hoặc nhớ lại về những ký ức, kỷ niệm tốt đẹp mà mình đã trải qua. Cũng có thể gặp gỡ lại những người cũ đã từng gắn bó với những khoảnh khắc đẹp trong quá khứ. Có thể tìm kiếm lại quá khứ thông qua đồ vật hoặc âm nhạc.

Cách vượt qua tình trạng cảm xúc cùn mòn
Nghe lại các bài nhạc kỷ niệm có thể giúp tái tạo lại cảm xúc.

Những đồ vật ghi dấu lại những cột mốc tốt đẹp hoặc những bài nhạc gắn bó mật thiết với một kỷ niệm khó quên cũng có thể khiến khơi gợi lại cảm xúc một cách mạnh mẽ. Cảm xúc cùn mòn cũng có thể do cảm xúc đã bị “lãng quên” trong thời gian dài, việc gặp gỡ lại những thứ trong quá khứ có thể khiến cảm xúc quay trở lại.

Lưu ý, tránh nhớ lại những việc hoặc sự kiện đau buồn, từng gây sang chấn sẽ dễ khiến tình trạng trở nên tồi tệ và nghiêm trọng hơn. Quá trình khơi gợi lại cảm xúc cũng cần tham khảo qua ý kiến của chuyên gia để tránh gây ra những hậu quả nguy hiểm.

Tăng thêm giao tiếp và tương tác

Tâm sự với những người xung quanh cũng là cách hiệu quả để nhanh chóng vượt qua tình trạng cảm xúc bị cùn mòn. Cố gắng giải tỏa mọi căng thẳng, tiêu cực bằng cách tâm sự hoặc chia sẻ với người xung quanh. Nói ra hết tất cả những phiền muộn trong lòng sẽ giúp tinh thần được thoải mái và nhẹ nhàng hơn.

Tham gia thêm các hoạt động ngoài trời, đội nhóm để tăng thêm sự tương tác với xã hội. Tìm niềm vui từ nhiều cách sẽ khiến cảm xúc của bạn đa dạng hơn. Có thể tìm lời khuyên từ những người có kinh nghiệm hoặc có kỹ năng giao tiếp tốt có thể giúp loại bỏ được những suy nghĩ tiêu cực.

Để việc điều trị có kết quả nhanh hơn, bạn cũng có thể tham gia thêm các câu lạc bộ như nhảy múa, vẽ tranh, làm gốm, đọc sách, kỹ năng mềm,.. Điều này kích thích thêm sự tập trung và sáng tạo giúp mang lại năng lượng tích cực và phấn khởi. Những tương tác nhóm có thể được kích thích cảm xúc, giảm ảnh hưởng của sự cùn mòn.

Cảm xúc cùn mòn không phải là một loại bệnh nhưng nó cũng gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ. Khi có các dấu hiệu bất thường về cảm xúc nói riêng và tâm lý nói chung, cần đến bác sĩ đề được kiểm tra và điều trị sớm.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *