Cyberbullying (bắt nạt trực tuyến) là gì? 6 Cách để vượt qua

Cyberbullying (bắt nạt trực tuyến hay mối đe doạ qua mạng) là thuật ngữ đề cập đến các hành vi đe dọa, bắt nạt lặp đi lặp lại được thực hiện thông qua các nền tảng mạng xã hội. Tình trạng này phổ biến ở trẻ vị thành niên, người trẻ tuổi và có thể để lại những hậu quả nặng nề nếu không biết cách vượt qua. 

Cyberbullying là gì
Cyberbullying đề cập đến hành vi bắt nạt, đe dọa thông qua mạng xã hội

Cyberbullying (bắt nạt trực tuyến) là gì?

Internet bắt đầu xuất hiện vào năm 1974 nhưng chỉ mới thực sự bùng nổ vào thế kỷ 21. Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ tạo ra các nền tảng mạng xã hội giúp gắn kết mọi người.

Tuy nhiên, sự phát triển vượt bậc này cũng đi kèm nhiều hệ lụy. Trong đó, Cyberbullying (đe dọa qua mạng) và trầm cảm mạng xã hội là những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Cyberbullying (bắt nạt trực tuyến) là hình thức quấy rối hoặc bắt nạt xảy ra trên các nền tảng kỹ thuật số như mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin, trò chơi, diễn đàn trực tuyến hoặc qua tin nhắn điện thoại. Nó liên quan đến việc sử môi trường trực tuyến để cố ý và liên tục làm hại, đe dọa, hoặc làm nhục người khác.

Thực trạng bắt nạt trực tuyến hiện nay

Khác với bắt nạt truyền thống, cyberbullying có thể xảy ra liên tục 24/7 và có khả năng lan truyền nội dung độc hại rất nhanh chóng đến nhiều người. Các hành vi tiêu cực này gây ra sự tổn thương nhất định về mặt tinh thần cho nạn nhân. Thực trạng bắt nạt trực tuyến hiện nay như sau:

  • Gia tăng nhanh chóng: Bắt nạt trực tuyến đã tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, đặc biệt là trong giới trẻ. Theo các nghiên cứu, một tỷ lệ lớn thanh thiếu niên đã trải qua hoặc chứng kiến bắt nạt trực tuyến trên các nền tảng như Facebook, Instagram, và Twitter. Một nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 20-40% thanh thiếu niên ở nhiều quốc gia đã bị bắt nạt trực tuyến ít nhất một lần​. Theo UNICEF.
  • Không giới hạn thời gian và không gian: Không giống như bắt nạt truyền thống, bắt nạt trực tuyến có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, ở bất cứ đâu, và có thể lan truyền đến một số lượng lớn người xem chỉ trong vài giây.
  • Đối tượng của bắt nạt trực tuyến có thể là bất kỳ ai: Theo số liệu thống kê, khoảng 40% trẻ vị thành niên từ 8 – 17 tuổi đang hoặc từng là nạn nhân của Cyberbullying.
  • Dễ dàng tin tưởng và hành động: Tốc độ lan truyền thông tin nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người dễ dàng tin những điều sai lệch, bịa đặt. Từ đó, họ có bình luận công kích, hạ nhục nạn nhân dù chưa biết đầu đuôi sự việc.
  • Đa dạng hành vi bắt nạt: Bắt nạt trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội có mức độ khá đa dạng. Với những hành vi có mức độ nhẹ như những lời chế nhạo, bình luận khiếm nhã, hoặc đùa cợt, nạn nhân thường bị chán nản, căng thẳng, buồn bã và lo âu trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên đối với các hành vi đe dọa, lăng mạ và xúc phạm, nạn nhân có thể chịu cảm xúc tiêu cực dai dẳng. Nghiêm trọng nhất là dẫn đến tự sát do trầm cảm.

Tại Việt Nam, tốc độ phát triển internet nhanh trong nhiều năm qua cũng dẫn đến tình trạng bắt nạt trực tuyến gia tăng chóng mặt. Rất nhiều báo đài đưa tin về những sự việc xung đột trên mạng dẫn đến hậu quả nghiệm trọng như trầm cảm, tự tử, hoặc đánh nhau.

Nguyên nhân dẫn đến bắt nạt trực tuyến (Cyberbullying)

Trước khi đây internet chưa phát triển, các hành vi bắt nạt sẽ được thực hiện trực tiếp. Khi có internet, các hành vi bắt nạt trực tuyến có dấu hiệu gia tăng mạnh vì những nguyên nhân sau:

1. Do không sợ bị phát hiện

Các hành vi bắt nạt trực tiếp sẽ tiềm ẩn nguy cơ cao bị phát hiện. Tuy nhiên, các hành vi đe dọa qua mạng sẽ ít có nguy cơ bị phát hiện hơn.

Do đó, các đối tượng xấu thường sử dụng số điện thoại, hoặc tài khoản ảo để đả kích người khác. Chúng thoải mái thực hiện các hành vi gây tổn thương mà không bị phát hiện.

Nguyên nhân dẫn đến Cyberbullying
Bắt nạt qua mạng ít bị phát hiện hơn so với bắt nạt trực tiếp

Vì không sợ hãi nên các hành vi bắt nạt trực tuyến sẽ ngày càng nghiêm trọng. Mục đích của chúng là hạ nhục danh dự, nhân phẩm của nạn nhân. Kẻ thực hiện thường có xu hướng lặp đi lặp lại hành vi để nạn nhân đau khổ.

2. Thể hiện bản thân

Thống kê cho thấy, đa số thủ phạm và nạn nhân của Cyberbullying là trẻ vị thành niên và người trẻ tuổi. Ở lứa tuổi này, hành vi bắt nạt được xem là cách thể hiện bản thân.

Ngoài ra, một số kẻ còn công kích người nổi tiếng như một cách thể hiện sự chán ghét, và cá tính của bản thân. Tình trạng này đã không còn là chuyện hiếm.

Khi thấy người khác hùa theo bản thân mắng chửi, kẻ thực hiện sẽ có cảm giác thỏa mãn. Chúng dần yêu thích hành vi này khiến việc bắt nạt xảy ra thường xuyên hơn.

3. Đạt được lợi ích, mục đích của bản thân

Ngoài mục đích thể hiện bản thân, các hành vi đe dọa qua mạng còn được thực hiện với mục đích hạ nhục đối phương. Nguyên nhân là do thù ghét cá nhân, ganh tị, hoặc vấn đề lợi ích.

Những kẻ này thường đe dọa tung clip, ảnh nóng, và yêu cầu nạn nhân phải đưa một khoản tiền lớn. Nếu không, chúng sẽ tung hình ảnh lên mạng. Đây là một dạng Cyberbullying rất thường thấy.

Xem thêm: Bạo Hành Bằng Lời Nói: Những Ảnh Hưởng Tâm Lý Và Cách Ứng Phó

Nhận biết nạn nhân của bắt nạt trực tuyến (Cyberbullying)

Các hành vi bắt nạt khiến nạn nhân mệt mỏi, căng thẳng và đau khổ. Họ chất chứa nhiều cảm xúc tiêu cực và phải đối mặt với những vấn đề tâm lý bất ổn.

Các dấu hiệu nhận biết nạn nhân của bắt nạt trực truyến:

  • Tâm trạng khó chịu, bực dọc, chán nản, tức giận,…
  • Nạn nhân thường có phản ứng chung là sợ hãi, bi quan và buồn bã, hoặc hoảng loạn và mất kiểm soát.
  • Việc đối mặt với các cảm xúc tiêu cực dai dẳng gây uể oải, stress và suy nhược tinh thần.
  • Có sự thay đổi trong cách sinh hoạt, ăn uống
  • Không hoạt bát, vui vẻ như trước, hay buồn rầu, chán ăn hoặc ăn uống quá mức.
  • Dành nhiều thời gian cho các nền tảng mạng xã hội để theo dõi hành vi đe dọa, công kích
  • Từ bỏ mạng xã hội vì quá sợ hãi. Nạn nhân không muốn chứng kiến những bài đăng, bình luận ác ý về bản thân.
dấu hiệu nhận biết Cyberbullying
Nạn nhân của Cyberbullying không tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực như bi quan, buồn bã, chán nản,…

Ban đầu, các cảm xúc tiêu cực chỉ ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên về lâu dài, các hành vi này có thể làm giảm hiệu suất lao động – học tập và vô số hệ lụy khác.

Hậu quả của Cyberbullying (bắt nạt trực tuyến)

Cyberbullying đang là vấn đề gây nhức nhối trong những năm gần đây. Nhất là khi đối tượng chủ yếu là trẻ vị thành niên và người trẻ tuổi.

Đây là nhóm đối tượng chưa có nhiều kinh nghiệm sống và thiếu kỹ năng. Họ không biết cách kiểm soát, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Nạn nhân của Cyberbullying thường tự mình chịu đựng. Dần dần, tâm lý tiêu cực khiến họ không còn lạc quan, thoải mái, vui vẻ. Thay vào đó, họ chán chường và bi quan.

Nếu không được cải thiện, nạn nhân của Cyberbullying có thể bị stress, rối loạn lo âu, hoảng loạn và thậm chí là trầm cảm. Ngoài ra, Cyberbullying cũng khiến danh dự, nhân phẩm của nạn nhân bị bôi nhọ.

Những thông tin giả mạo, sai lệch khiến họ có nguy cơ bị đuổi học, mất việc. Nặng nề nhất, nạn nhân có thể tự hại, tự sát để chứng minh trong sạch. Họ chọn cái chết để giải thoát bản thân khỏi sự bàn tán.

Cách vượt qua Cyberbullying (bắt nạt trực tuyến)

Tự mình đối mặt với vấn đề này thực sự không phải là cách hay. Thay vào đó, bạn có thể vượt qua Cyberbullying thông qua 6 cách sau:

1. Thông báo với gia đình, nhà trường

Nếu bạn là nạn nhân của Cyberbullying bạn hãy:

  • Thông báo với gia đình: Hãy chia sẻ tình trạng của mình với người thân trong gia đình để nhận được sự động viên và hỗ trợ tinh thần. Sự hỗ trợ từ gia đình sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn để đối mặt với những thách thức này.
  • Nhận lời khuyên từ người có kinh nghiệm: Những người lớn trong gia đình như bố mẹ hoặc anh chị có thể đã từng trải qua hoặc chứng kiến các tình huống tương tự. Họ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bạn xử lý vấn đề.
  • Trình bày với nhà trường khi cần thiết: Nếu bạn bị đe dọa thông qua các confession của trường hoặc biết rõ đối tượng bắt nạt, hãy viết đơn trình bày lên giáo viên chủ nhiệm, trưởng khoa, hoặc ban giám hiệu nhà trường.
  • Thu thập bằng chứng: Trước khi nộp đơn, hãy thu thập các bằng chứng như tin nhắn, hình ảnh để chứng minh hành vi bắt nạt. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ bản thân một cách hiệu quả và kiên định hơn trong việc đòi lại công lý.
Cách vượt qua cyberbullying
Nếu là nạn nhân của bắt nạt qua mạng, nên chia sẻ với gia đình để tìm kiếm sự giúp đỡ

Với kẻ xấu, việc thỏa hiệp không phải là lựa chọn thông minh. Bởi đây sẽ là cơ hội để những hành vi này xảy ra tương tự với người khác.

2. Chặn tài khoản, báo cáo bài viết

  • Lưu lại bằng chứng: Khi nhận được tin nhắn quấy rối, bình luận ác ý, hoặc nội dung gây tổn thương, hãy chụp ảnh màn hình hoặc lưu trữ thông tin này. Những bằng chứng này sẽ giúp bạn trong việc báo cáo hành vi xấu lên các nền tảng trực tuyến hoặc cơ quan chức năng.
  • Báo cáo và chặn tài khoản: Bạn có thể báo cáo bài viết xấu và chặn tài khoản của kẻ bắt nạt. Hiện nay, các nền tảng mạng xã hội đều có những quy định nghiêm ngặt nhằm duy trì môi trường mạng văn minh và an toàn.
  • Điều chỉnh quyền riêng tư: Để ngăn chặn việc đối tượng xấu sử dụng hình ảnh và thông tin cá nhân của bạn, hãy chỉnh lại quyền riêng tư của các bài đăng hoặc ẩn hoàn toàn các nội dung nhạy cảm.
  • Cảnh giác với các hành vi tống tiền: Nhiều đối tượng cố tình ghép ảnh, video để bôi nhọ danh dự và sau đó yêu cầu tiền chuộc hoặc ép buộc nạn nhân thực hiện theo yêu cầu của chúng.

3. Trình báo cơ quan chức năng khi bị Cyberbullying

  • Trình báo ngay khi cần thiết: Nếu hành vi Cyberbullying có tính chất nghiêm trọng, hãy làm đơn trình báo lên cơ quan chức năng. Trước đó nhớ thu thập đầy đủ bằng chứng về các hành vi đe dọa từ đối tượng.
  • Cung cấp thông tin cần thiết: Bạn nên cung cấp thông tin về tài khoản của kẻ xấu để cơ quan chức năng có thể xác định danh tính và vị trí của đối tượng.
  • Bảo vệ chính mình và người khác: Trình báo với cơ quan chức năng không chỉ giúp bảo vệ bản thân bạn mà còn ngăn chặn những hành vi tương tự xảy ra với người khác. Nếu nhận được tin nhắn đe dọa, hãy trình báo ngay với công an để ngăn chặn đối tượng tiếp tục có những hành vi nghiêm trọng hơn.

4. Chăm sóc sức khỏe tinh thần

  • Tham gia hoạt động tích cực: Dành thời gian cho những hoạt động mà bạn yêu thích như đọc sách, tập thể dục, hoặc tham gia các câu lạc bộ. Điều này giúp cải thiện tâm trạng và tạo cảm giác tích cực.
  • Tránh xa mạng xã hội tạm thời: Nếu cần, hãy dành thời gian nghỉ ngơi khỏi các nền tảng trực tuyến để giảm căng thẳng. Điều này giúp bạn tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống thay vì bị cuốn vào những tương tác tiêu cực.

5. Phát triển kỹ năng tự bảo vệ

  • Hiểu biết về quyền của mình: Bạn có quyền được an toàn trên mạng và không ai có quyền xâm phạm quyền riêng tư hay quấy rối bạn. Hãy tìm hiểu về các chính sách và quyền lợi của bạn trên các nền tảng trực tuyến.
  • Học cách đối phó với tình huống: Nếu bạn gặp phải bắt nạt trực tuyến, hãy giữ bình tĩnh và không phản ứng một cách nóng giận. Đáp lại một cách lịch sự hoặc không phản hồi có thể làm giảm động lực của kẻ bắt nạt.

6. Xây dựng môi trường trực tuyến tích cực

  • Tích cực chia sẻ thông tin hữu ích: Hãy là người sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm, chia sẻ thông tin tích cực và hỗ trợ những người khác khi họ gặp phải khó khăn.
  • Khuyến khích sự tôn trọng và tử tế: Cùng với bạn bè và cộng đồng, hãy lan tỏa thông điệp về sự tôn trọng và tử tế trong các tương tác trực tuyến. Điều này không chỉ bảo vệ bạn mà còn giúp xây dựng một môi trường mạng lành mạnh cho mọi người.

Cyberbullying (bắt nạt trực tuyến) gây ra nhiều ảnh hưởng về tâm lý, thể chất và làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, khi tham gia các nền tảng mạng xã hội, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để tránh khỏi những phiền toái này.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Bình luận

  1. Bách Trần says: Trả lời

    Mạng xã hội bây giờ tràn lan những thứ độc hại, trẻ bây giờ lại tiếp xúc nhiều với internets, làm sao mình có thể theo sát con mà biết con xem cái gì

    1. Ly Ly says: Trả lời

      Có thể xem lại lịch sử bạn ạ, cuối ngày lướt qua một chút xem con xem những gì để điều chỉnh

    2. Lee Oanh says: Trả lời

      Mình cũng không có thười gian quản lý những cái đó của con, nhưng khi thấy con học cái gì đó không hay trên mạng, mình sẽ tìm hiểu nó từ đâu ra và giúp con hiểu được vấn đề đó là gì. Nói chung, có nhiều cách để hỗ trợ con, quan trọng là mình phải quan tâm thôi

      1. Nguyễn Đình Trà says: Trả lời

        Đúng đấy, phải quan tâm đến con thì mới biết nó thay đổi gì mà kịp thời ngăn chặn, sửa chữa được

      2. Bách Trần says: Trả lời

        cảm ơn các bác đã góp ý, chắc em phải dành thời gian quan tâm đến con nhiều hơn

  2. Trần Hồng Hạnh says: Trả lời

    Làm thế nào để giúp con trẻ tự nhận biết được đó là một hành vi xấu, cần phải nói với bố mẹ, nhà trường, cần phải nhờ sự giúp đỡ của người lớn nhỉ

    1. Phạm Lê Nguyên says: Trả lời

      Cái này cũng khó thật, mình cũng chưa biết làm thế nào

    2. Ánh Tuyết says: Trả lời

      mình phải dậy con cách bảo vệ bản thân, dạy cho con biết thế nào là xấu, thế nào là tốt, nói chung là dạy con qua các tình huống thực tế để con hiểu dần dần thôi, chứ mình cũng chưa có pp nào cụ thể, nhưng mình thấy nó cũng có tác dụng đấy

  3. Bùi Thị Hường says: Trả lời

    Tôi có con học đại học, bị bọn lừa đảo giả làm ngân hàng, gửi link lấy thông tin tài khoản, lấy hết tiền của con tôi. Tiền nó đi làm tiết kiệm để mua laptop. Sau vụ đó, tôi thấy nó cẩn thận lắm, nhiều lúc cẩn thận quá, lúc nào cũng lo bị mất tiền thành ra nhiều khi người ta tưởng kiệt quá

    1. Tuyên Phùng says: Trả lời

      Bị lừa cũng đem lại những bài học giá trị đó, chỉ là đừng quan trọng quá mức thôi

  4. Nguyễn Mạnh says: Trả lời

    Bây giờ bắt nạt trên mạng có nhiều hình thức và rất tinh vi, phụ huynh nên quan tâm đến con và trang bị cho con những kiến thức cơ bản để bảo vệ mình

  5. Hà Diệu says: Trả lời

    Con tôi đi học bị nhóm bạn trong lớp tẩy chay, thường xuyên vào tường fb của con tôi để thả những bình luận khiếm nhã. Lúc đầu tôi không biết, cứ thấy con cầm điện thoại xuất, cứ mắng nó là lúc nào cũng cắm mặt vào điện thoại. May là cháu chia sẻ với tôi, tôi mới biết cháu bị các bạn vào tường fb trêu xấu, sau đó, tôi phải nhờ cô giáo chủ nhiệm và các phụ huynh can thiệp thì mới ổn thỏa được.

    1. Kiều Nguyễn says: Trả lời

      Cháu tôi cũng bị bắt nạt kiểu như thế này. Nhưng bố mẹ không biết, đến lúc con có biểu hiện sợ hãi, thường xuyên gào thét khi cầm vào điện thoai mới cho con đi gặp chuyên gia tâm lý, lúc đó mới biết là bị bắt nạt qua mạng.

      1. Van Trieu says: Trả lời

        May mà đưa đi chuyên gia tâm lý kịp thười đó, để lâu chút nữa là thành trầm cảm nặng

  6. Ngoc Yen says: Trả lời

    BẮt nạt trên mạng giờ có nhiều hình thức lắm, Đôi khi chỉ đơn giản là dùng những từ ngữ khiếm nhã cmt trong bài viết của đối phương để họ phải cảm thấy xấu hổ, lo sợ, tức giận thôi. thế cũng là đe dọa trên mạng rồi

    1. Hoang Anh says: Trả lời

      Những cái này nếu không ngăn chặn kịp thời, nếu không trang bị kiến thức phù hợp có thể khiến một người bình thương rơi vào trạng thái sợ hãi, hoảng sợ hoặc có những hành động nông nổi là đau chính mình hoặc người khác ý

      1. Nguyễn Đức Toán says: Trả lời

        Đã có những học sinh tự tử vì bị bắt nạt trên mạng rồi đấy chứ

  7. Thắng Trần says: Trả lời

    Mạng xã hội giúp con người giao lưu, học hỏi, tìm hiểu nhanh hơn trước rất nhiều nhưng nó cũng mang đến những hậu quả khó lường. Tốt nhất chúng ta nên trang bị cho con em mình những kiến thức đúng đắn

  8. Trang Nhung says: Trả lời

    Học sinh bây giờ ai cũng được cấp cho điện thoại, máy tính, chúng mày mò còn nhanh hơn cả mình. Rồi nhiều đứa thiếu thốn tình cảm của cha mẹ, thiếu sự quan tâm của cha mẹ nên sinh ra thói hư, tật xấu, ghen ghét rồi nghĩ ra đủ trò để đi trêu chọc người này, người kia

  9. Uyên Bùi says: Trả lời

    bắt nạt trên môi trường mạng khó nhận biết hơn bắt nạt trực tiếp, nên cách thức này đang ngày càng phổ biến, đối tượng chủ yếu toàn học sinh, sinh viên thôi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *