Tại sao luôn nghĩ về cái chết? Muốn giải thoát hay trầm cảm?
Hay suy nghĩ đến cái chết, thậm chí luôn nghĩ về nó mỗi ngày để tâm hồn thanh thản chính là biểu hiện rõ rệt cho thấy bạn đang cảm thấy vô cùng mệt mỏi với thực tại nên muốn giải thoát bản thân. Trạng thái cạn kiệt năng lượng và tiêu cực ngày càng hút hết sinh khí khiến bạn giống như “xác không hồn”. Trong giai đoạn này, nếu không sớm tìm hướng giải quyết, rất nhiều người đã thực sự tìm đến giải pháp tiêu cực nhất chính là tự sát.
Tại sao luôn nghĩ về cái chết để giải thoát bản thân?
“Cái chết” thường là một điều gì đó rất đáng sợ mà chúng ta thường không muốn nghĩ đến bởi “chết là hết”, chết là tan biến không còn chút gì trên cõi đời này. Chỉ cần nghĩ đến việc chúng ta mất đi khi còn bao dự định dang dở, còn bao người yêu thương trong cuộc sống, còn bao nhiêu nơi xinh đẹp chưa kịp đặt chân chân đến cũng đủ để ta cảm thấy sợ hãi, rùng mình.
Con người thường có mong muốn được kéo dài tuổi thọ, muốn “trường sinh bất lão” mãi mãi để có thể làm tất cả mọi thứ mình mong muốn. Một số khác thì có tâm thế nhẹ nhàng hơn, cho rằng con người trước sau ai cũng phải chết, đó là quy luật của tự nhiên không thể tránh khỏi mà ai cũng phải đối mặt. Dù vậy nhưng họ cũng không hề hay suy nghĩ đến cái chết để tâm hồn được thanh thản.
Một người hay suy nghĩ đến cái chết mỗi ngày chứng tỏ tâm hồn của họ đang cực kỳ mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng. Trong những người này luôn có một năng lượng gì đó rất u uất, cảm xúc tiêu cực, khó nắm bắt, giống như một quả bom có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Bề ngoài họ có thể vui vẻ nói cười nhưng bên trong là một trái tim đã chết, một tâm hồn khô cằn nên họ mới hay nghĩ đến cái chết để tự giải thoát cho chính mình.
Vậy đâu là lý do khiến một người luôn nghĩ đến cái chết?
- Cảm giác tội lỗi từ quá khứ: nếu một người đã từng làm một điều gì đó sai trái, có thể gây hậu họa lớn khiến bạn bị ám ảnh và không thoát ra khỏi cảm giác tội lỗi này thì rất có thể người đó cũng hay có suy nghĩ về cái chết. Chẳng hạn một người gây tai nạn giao thông khiến một người tử vong, dù là vô tình và đã thực hiện mọi nghĩa vụ để đền bù theo luật pháp nhưng tòa án lương tâm vẫn không cho phép họ được thanh thản. Cảm giác tội lỗi cho rằng mình là sát nhân khiến họ không thể yên ổn mỗi ngày nên mới hay suy nghĩ đến cái chết để tâm hồn được giải thoát.
- Những cú sốc đến đột ngột: những người có những cú sốc đến một cách đột ngột có tác động xấu đến cuộc sống của họ cũng có thể xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực về cái chết. Chẳng hạn một người đột ngột bị phá sản, bị người yêu lâu năm phản bội, bị một người mà họ cực kỳ tin tưởng lừa dối.. Đặc biệt với những người có tâm lý yếu thường rất dễ bị “tấn công” bởi những cú sốc khiến họ cảm thấy như cả thế giới sụp đổ nên dần không còn tha thiết với cuộc sống.
- Áp lực cuộc sống quá lớn: bất cứ ai cũng có những áp lực vô hình, đây giống như một dạng động lực để chúng ta cố gắng phát triển hơn. Tuy nhiên đồng thời áp lực nếu không biết xử lý đúng cách sẽ giống như một liều thuốc độc khiến chúng ta mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng . Chẳng hạn như áp lực làm thế nào để mua nhà trước tuổi 30, áp lực đồng trang lứa, áp lực từ chính gia đình.. Khi những cố gắng của bản thân không đạt được thành quả như kỳ vọng sẽ khiến chúng ta dễ cảm thấy thất vọng và muốn buông xuôi tất cả, cho rằng bản thân vô dụng nên mới hay suy nghĩ đến cái chết.
- Cuộc sống không hạnh phúc: cha mẹ thường xuyên cãi nhau, bạo lực gia đình, thất nghiệp, bị body shaming hay hàng loạt vấn đề khác khiến cuộc sống với nhiều người là một màu đen tối. Đặc biệt với những người cùng lúc gặp nhiều vấn đề sẽ không tránh khỏi suy nghĩ cảm thấy rằng cuộc sống đang quay lưng với họ nên mới muốn chết để chấm dứt chuỗi bi ai này.
- Mắc các bệnh nghiêm trọng: nhóm đối tượng cũng hay suy nghĩ đến cái chết khác chính là những người có vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Chẳng hạn như những người già yếu nằm liệt giường, người mắc các bệnh ung thư, người mắc các bệnh khiến họ không thể tự sinh hoạt bình thường… Việc cơ thể hằng ngày phải chịu đau đớn, phải tiêu tốn nhiều tiền chữa bệnh, phải phụ thuộc vào người khác khiến họ cảm thấy mình là một gánh nặng, mình đang làm phiền những người xung quanh nên mới muốn kết thúc cuộc sống của mình.
Thực tế một người hay suy nghĩ đến cái chết thường gặp nhiều vấn đề và có thể đã kéo dai trong một thời gian khiến tinh thần họ dần trở nên tiêu cực,u uất, bi quan rất nhiều. Mặt khác một người khi đã có nhiều lần suy nghĩ đến cái chết, thậm chí có các hành vi thực hiện hay chuẩn bị cho điều này còn chính là một trong những dấu hiệu rõ ràng của trầm cảm nặng.
Người bị trầm cảm nặng thường mất hứng thú với mọi thứ trong cuộc sống, không có bất cứ điều gì có thể làm họ vui vẻ hay hạnh phúc. Mỗi ngày trôi qua với họ đều là một ngày nặng nề, mệt mỏi dần rút cạn sức lực của bản thân họ khiến họ không còn tha thiết với cuộc sống này. Những người này cũng thường xuyên tìm đến các chất kích thích để giải tỏa cảm xúc, tính cách cũng bốc đồng và khó nắm bắt nên nếu không thể kiểm soát được họ có thể thực hiện các hành vi tự sát bất cứ lúc nào.
Thực tế hiện nay, dù đã được truyền thông cảnh báo rất nhiều nhưng tỷ lệ những người tự tử vì trầm cảm nặng vẫn đang ngày càng tăng cao, thậm chí gặp ở mọi lứa tuổi. Người trầm cảm nếu không có sự chăm sóc và hỗ trợ đúng cách từ những người có chuyên môn thì tình trạng rất dễ trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt nếu phát hiện quá muộn.
Hay suy nghĩ đến cái chết phải làm gì để vượt qua?
Một người khi đã nghĩ đến cái chết để được giải thoát chứng tỏ họ đang rất mệt mỏi trong cuộc sống này, tuy nhiên nếu bản thân họ không nói ra thì cũng rất khó để giúp đỡ. Dù vậy nếu để ý một chút bạn sẽ thấy biểu hiện của những người trầm cảm rất dễ nhận thấy, chỉ do chúng ta vô tình bỏ qua mà thôi. Nếu bản thân bạn đang sống trong những cảm xúc tương tự cần phải học cách chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ hơn.
1. Chia sẻ với ai đó
Những cảm xúc tiêu cực đang nuốt trọn lấy năng lượng của bạn được hình thành từ chính những chuyện không vui tích tụ trong tâm trí. Nhiều người thường không muốn chia sẻ những khó khăn với ai và chỉ muốn tự bản thân giải quyết, tuy nhiên có những chuyện nếu không nói ra sẽ chỉ khiến trái tim thêm trĩu nặng, cơ thể ngày càng cạn kiệt sức lực mà thôi.
Khi cảm thấy bản thân thường hay suy nghĩ đến cái chết, đầu tiên bạn hãy thử đi tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh bằng cách mở rộng trái tim mình hơn. Hãy tìm đến những người mà bạn thực sự có thể tin tưởng, những người có thể dành cho bạn một cái ôm ấm áp, người có thể ngồi hàng giờ đồng hồ để nghe bạn chia sẻ. Đó chẳng phải ai xa lạ mà chính là gia đình, là người bạn thân thiết lâu năm.
Hơn hết, những người trầm cảm nặng nói chung hay những người có suy nghĩ muốn chết nói riêng cũng không nên sống một mình, đặc biệt là thời gian về đêm. Cảm giác cô đơn khi ở một mình cùng không khí tĩnh lặng càng làm họ có cảm giác muốn chết hơn đồng thời các hành vi bốc đồng của họ cũng không được ai kiểm soát nên cực kỳ nguy hiểm.
Nếu là người thân của những người trầm cảm nặng, thực tế bạn cũng không cần làm gì quá nhiều. Hãy cứ đối xử với họ như những người bình thường, quan trọng hơn là hãy kiên nhẫn lắng nghe những tâm sự, dành cho họ một lời động viên, một cái ôm ấm áp. Đừng cố đối xử quá đặc biệt và đặc biệt không nên tỏ ra thiếu kiên nhẫn với người bệnh. Chính sự chân thành của những người xung quanh là liều thuốc tốt nhất để xoa dịu trái tim với đầy những vết nứt của người trầm cảm.
2. Học cách buông bỏ
Đôi khi sự mệt mỏi trong tâm trí khiến chúng ta hay nghĩ đến cái chết lại đến từ chính bản thân chúng ta khi mà chúng ta cứ cố chấp muốn níu giữ những thứ không đáng có. Chúng ta đặt kỳ vọng quá cao để rồi khi thất bại lại tự trách bản thân kém cỏi. Chúng ta gây ra lỗi lầm dù đã làm mọi thứ để khắc phục nhưng vẫn không tự dằn vặt vì sai phạm của bản thân. Chúng ta dành quá nhiều thời gian để quan tâm đến lời nói của những người xung quanh, cố gắng làm theo những gì mà người khác đặt ra mà chẳng còn nhớ thứ bản thân thật sự cần là gì.
Trong cuốn sách ” Tạng thư sống chết”, tác giả Sogyal Rinpoche nói răng “Và đây là những bi kịch và trớ trêu khi chúng ta cố nắm giữ mọi thứ, bởi vì không những điều đó chúng ta không thể làm được mà còn làm cho chúng ta rất đau khổ khi chúng ta tìm cách để trốn tránh nó”. Học các buông bỏ sẽ giúp chúng ta hiểu thế nào là sống thực sự, hiểu được rằng vì sao chúng ta lại có mặt ở đây.
Người hay suy nghĩ đến cái chết rất cần học cách buông bỏ để làm giảm gánh nặng trong tâm trí, tháo bỏ tảng đá đang nói giữ bạn ở quá khứ. Thôi trách cứ một ai đó, hạ thấp kỳ vọng, chấp nhận những khiếm khuyết của chính mình, tiến về tương lai thay vì chỉ sống trong quá khứ sẽ khiến tâm hồn bạn được thả lỏng và thư giãn hơn.
3. Hay suy nghĩ đến cái chết, hãy thử đến bệnh viện
Bệnh viện chính là nơi bạn có thể chứng kiến được ranh giới giữa sự sống và cái chết một cách rõ ràng nhất. Chúng ta có thể nhìn thấy những người tha thiết muốn sống nhưng không tránh khỏi cánh cửa tử thần vẫn đang chào đón họ, chúng ta cũng có thể nhìn thấy những sẵn sàng đương đầu với sự đau đớn của bản thân một cách hiên ngang và cũng có người đón chờ cái chết trong một tâm thế bình thản.
Chúng ta chẳng thể tưởng tượng được cái chết đáng sợ như thế nào nếu không trực tiếp trong hoàn cảnh đó. Cảm nhận rõ rệt sự đau đớn khi đứng trước ranh giới sinh – tử sẽ giúp bạn trân trọng hơn cuộc sống này, nhìn nhận rằng rõ ràng mình vẫn còn may mắn hơn những người ở đây rất nhiều.
Chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi cuộc đời mình khi vẫn còn cơ hội. Vì sao những người đang nằm kia với một đống dây dợ lằng nhằng, phải tiếp hàng chục mũi đau đớn thế nào mà họ vẫn không bỏ cuộc, trong khi chúng ta lại gục ngã, lại hay nghĩ đến cái chết để giải thoát? Chúng ta không thể hèn nhát như vậy mà phải dành hết sức lực của bản thân để tiến về phía trước, tự thay đổi số phận của chính mình.
4. Tham gia các hoạt động xã hội
Chúng ta thường cảm thấy rằng cả thế giới đang quay lưng với mình, cảm thấy không còn ai cần mình khi phải đối diện với những khó khăn. Có một câu nói rằng “Nhìn lên thì chẳng bằng ai, nhìn xuống cũng chẳng ai bằng mình” ý chỉ việc có thể rằng hiện tại cuộc sống của bạn không đúng như bạn mong muốn, bạn còn đang thua kém rất nhiều người nhưng thực tế khi nhìn nhận xung quanh cũng còn vô vàn người khác có cuộc sống không được như bạn.
Chẳng hạn dù ở hiện tại, gia đình bạn có không hạnh phúc nhưng chí ít bạn vẫn có cha mẹ, còn hơn rất nhiều người không biết ai là người sinh ra mình. Hay cho dù hiện tại cuộc sống bạn có vô vàn khó khăn nhưng ít nhất bạn vẫn còn có nhà để về, còn tốt hơn vô bàn những người vô gia cư. Nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực và công bằng hơn sẽ giúp bạn xua tan những suy nghĩ không hay ho đến cái chết.
Và hơn hết, khi tham gia các hoạt động xã hội, bạn sẽ nhận thức được giá trị của bản thân mình. Sự xuất hiện của bạn chính là niềm hạnh phúc của rất nhiều người khác. Chẳng hạn chính nhờ có bạn cùng nấu ăn mà các em bé trong mái ấm mới có một bữa cơm thơm ngon nóng hổi như vậy, chính nhờ có sự xuất hiện của bạn mà những em bé ung thư được tận hưởng hơi ấm tình thương.
Xem thêm: Trầm cảm ở nam giới: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị
5. Trân trọng hiện tại và hướng về tương lai
Bạn đã bao giờ nói lời cảm ơn vì đã được xuất hiện trên cuộc đời này? Cuộc sống bạn cho dù chỉ toàn một chuỗi ngày đau khổ nhưng chắc chắn rằng sự xuất hiện của bạn luôn mang lại một ý nghĩa tốt đẹp với một ai đó, với một điều gì đó. Nếu bạn biến mất, chắc chắn rằng sẽ để lại rất nhiều tiếc thương, sẽ trở thành nỗi buồn của người khác. Và chắc chắn rằng, bạn sẽ chẳng muốn điều đó xảy ra chút này.
Hãy dẹp bỏ những suy nghĩ đến cái chết của bản thân và thay thế bằng những suy nghĩ hay ho thú vị hơn, chẳng hạn làm thế nào để hết mình với thực tại. Quá khứ khiến chúng ta đau khổ thì không thể nào thay đổi được nhưng hiện tại và tương lai lại hoàn toàn nằm trong tầm tay của chúng ta. Sống hết mình với hiện tại, làm mọi điều khi còn có thể thì dù có kết quả như thế nào bạn cũng sẽ không phải hối hận.
Hãy học cách yêu thương chính bản thân mình từ chính những việc đơn giản nhất, chẳng hạn như ngủ đủ mỗi ngày, tập thể dục, ăn uống lành mạnh hơn. Nếu chẳng ai thương bạn thì chính bạn hãy dành tình yêu thương nhiều hơn cho chính mình chứ không cần trông chờ vào bất cứ ai khác. Chính bạn mới là người có thể quyết định bản thân mình có hạnh phúc hay không.
6. Hay suy nghĩ đến cái chết hãy sớm gặp chuyên gia
Thực tế rằng khi một người quá hay thường xuyên suy nghĩ đến cái chết, không biết rằng họ đã cảm thấy tuyệt vọng như thế nào. Khi mà họ không thể tự giúp mình nữa, toàn thân cạn kiệt năng lượng thì mới thôi thúc họ thực hiện các hành vi tiêu cực nhất, chính là tìm đến cái chết để giải thoát cho chính mình. Với họ mời biện pháp lúc này cũng có thể trở nên vô nghĩa.
Giúp đỡ người trầm cảm không hề dễ dàng, thậm chí nếu làm không đúng cách còn dẫn tới phản tác dụng. Sự hỗ trợ từ những người có chuyên môn như bác sĩ tâm thần hay nhà trị liệu tâm lý là cực kỳ cần thiết. Bởi chỉ những người có chuyên môn mới thực sự hiểu đâu là điều những người trầm cảm hay người hay suy nghĩ đến cái chết cần.
Chăm sóc cho người có các vướng mắc về tâm lý sẽ được thực hiện theo hai hướng là dùng thuốc và trị liệu tâm lý. Mục đích chung của các phương pháp này đều là để xoa dịu tâm lý, loại bỏ suy nghĩ muốn chết, hướng người bệnh đến các giá trị cuộc sống tích cực hơn, hòa nhập dần với cuộc sống thực tại. Tùy tình trạng mà cả hai biện pháp này có thể phối kết hợp với nhau để đem đến tác dụng tốt nhất.
Với người hay suy nghĩ đến cái chết, dùng thuốc không thể làm biến mất được suy nghĩ này mà chỉ giúp ổn định phần nào cảm xúc của họ, hạn chế các hành vi tự sát trong lúc kích động. Thường các nhóm thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm hay thuốc giảm lo âu được chỉ định chủ yếu cho người bệnh, tuy nhiên cũng kèm theo rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên cần sử dụng đúng theo chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
Trị liệu tâm lý thông qua biện pháp trò chuyện, thôi miên, liệu pháp CBT mới thực sự là hướng điều trị chính được hướng tới cho những người hay suy nghĩ đến cái chết. Nhà trị liệu chính là người đi sâu vào tiềm thức và gỡ những nút thắt đang trói buộc những người này với quá khứ, đồng thời loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và thay thế bằng những suy nghĩ tích cực hơn.
Mặc dù vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi nhưng thực tế trị liệu tâm lý thực sự mang đến nhiều nhiều lợi ích cho những người có suy nghĩ tiêu cực. Tinh thần người bệnh dần trở nên thoải mái hơn, có thể mở lòng và chia sẻ những khó khăn của bản thân với những người thân. Chỉ khi bản thân người đó chấp nhận nói, chấp nhận mở lòng thì việc điều trị mới thực sự có kết quả.
Tất nhiên quá trình chăm sóc và phục hồi cho những người trầm cảm hay người có những suy nghĩ đến cái chết chưa bao giờ là đơn giản và là một quãng đường rất dài. Sự quyết tâm của chính những người bệnh và sự hỗ trợ từ gia đình cũng đóng vai trò quan trọng để bản thân những người đó nhìn nhận được giá trị thực tại và hướng về cuộc sống tương lai tích cực, hạnh phúc hơn.
Người muốn tìm đến cái chết để giải thoát cần nhận được sự yêu thương của những người xung quanh để sưởi ấm trái tim đầy những vết thương khó lành. Bản thân mỗi chúng ta đôi lúc cũng tránh khỏi những tiêu cực nhưng hãy học cách yêu thương bản thân, trân trọng cuộc sống này để thấy mỗi ngày trôi qua đều tương đẹp như thế nào khi ta có một góc nhìn khác.
Có thể bạn quan tâm:
- Người hay khóc một mình là yếu đuối hay mắc bệnh đáng lo?
- 10 Tác hại của cô đơn đến cuộc sống có thể làm bạn bất ngờ
- 10 Cách vượt qua cú sốc tâm lý dễ dàng giúp lấy lại cuộc sống
E năm nay 23 tuổi vừa trải qua 1 năm thua lỗ nợ nần thì bị tai nạn qua năm phải mổ.có lẽ vì áp lực đồng tiền mà dạo này cái chết luôn quẩn quanh trong đầu. Em cứ luôn có suy nghĩ rằng khi mình chết sẽ giảm bớt gánh nặng cho mọi người
Trong núc này đây tôi cũng muốn chết chết để giải thoát mọi no lần trong cuộc sống chết để ko phải là gánh nặng cho mọi người nhất là chồng có những núc tôi cảm nhận thấy ko hề tin tưởng vì trên cuộc đời này ko ai có thể thuong yêu mình ngoài bản thân mình bất lực
Chỉ mong được giải thoát
Không ai nhìn thấy tôi,suy nghĩ về cái chết lại xuất hiện trong tôi.Có lẽ chẳng ai có lỗi cả mà là số phận của tôi là như vậy chăng.Tôi vẫn luôn hi vọng rằng có một ngày nào đó sẽ có nhìn thấy được mình,hiểu và cảm thông được những gì tôi đã trải qua.Nhưng cuộc sống mà,thử hỏi tôi đã bao giờ quan tâm tới người khác như vậy chưa mà đòi hỏi về bản thân mình như vậy.Tình cảm mà bố mẹ dành cho tôi quả thực rất lớn nhưng có 1 thứ mà họ đã vô tình không để ý tới đó là cách cảm nhận của tôi.Tôi biết cách biệt về tuổi tác,thế hệ sẽ khiến con người ta khó gần nhau hơn.Tôi cũng đã cô gắng đặt mình vào vị trí của họ để mà cảm nhận nhưng nhiều lúc tôi cũng buồn và tủi thân(muốn khóc mà không thể).Những lời nói tưởng chừng như vô tâm đó nhưng đã khiến con tim tôi biết bao nhiêu là vết sẹo.Sự tích lũy mỗi ngày 1 lớn và tôi lại không biết cách giãi bày cảm xúc nên nhiều lúc khiến mọi thứ tệ hơn.Nói về điều tôi trăn trở nhất đó chính là một lần tôi vô tình xem phải phim cấm mà bố tôi mang về,lúc ấy tôi chỉ mới lớp 3 thôi.Có thể nói đó chính là bước ngoặt của cuộc đời tôi. Từ sau đó, tối cảm thấy bản thân mình đi theo chiều hướng xấu đi,hay dằn vặt trong đau khổ và xấu hổ(đặc biệt sau những lần thủ dâm).Có những lúc tối rất hận ông ấy tại sao lại đem thứ văn hoá phẩm đồi trụy ấy về nhà chứ, sau này thì suy nghĩ lại có lẽ cuộc tôi đã như vậy không sớm hay muộn thì nó cũng tới mà thôi.Có lẽ mọi người sẽ thắc mắc tại sao con lại nặng về chuyện ấy như vậy,con chỉ biết đó là đau khổ mà mình cứ đâm đầu vào đó thôi.Những lời mắng nhiếc từ mẹ tôi đã ám ảnh vào tâm trí khiến tôi cảm thấy tổn thương vô cùng.Dù biết rằng mẹ chỉ muốn tốt cho tôi nhưng những lời nói ấy như lưỡi dao sắc lẹm cứa vào tâm hồn tôi,có thể lúc ấy đang ở giai đoạn dậy thì nên tâm lí tôi hay bất ổn.Tôi chịu đựng hết tất cả từ nỗi buồn này tới nỗi buồn khác,thất vọng rồi chán nản…mà không chịu đựng thì cũng còn cách nào khác,tôi có ai có thể tâm sự không?Chẳng có nỗi 1 người bạn.Nhiều lúc tôi nghĩ tại sao không mở lòng mình ra mà cứ thu mình vào nhưng tôi lo sợ họ chỉ xem câu chuyện của mình là trò cười,chẳng hề bận tâm hay có suy nghĩ giúp đỡ.Thực ra suy nghĩ ấy của tôi cũng không sai khi tôi đã kiểm chứng và quả nhiên là như vậy,nếu họ không cười thì cũng chẳng giúp được gì cho tôi,tôi lại càng cảm thấy cô đơn và trống rỗng hơn bao giờ hết.Cũng có một phần tôi giữ nó cho riêng mình bởi vì cái tôi(lòng tự trọng) của 1 chàng trai tuổi 18. Con còn rất nhiều điều muốn nói với mọi người nhưng con nghĩ chỉ nên đến đây thôi.Đây là lần đầu tiên con dám đứng lên để nói ra những điều mà mình cất giấu mãi,nếu mọi người cảm thấy khó chịu mong thông cảm giúp con ạ.Cảm ơn tất cả mọi người đã dành thời gian đọc những dòng tâm sự này của con.
Quá đáng tiếc