Hội chứng sợ qua đường (Agyrophobia) và Cách vượt qua

5/5 - (1 bình chọn)

Hội chứng sợ qua đường (Agyrophobia) là một dạng rối loạn lo âu. Nó khiến con người trở nên lo sợ và căng thẳng khi phải thực hiện việc băng qua đường, kể cả là di chuyển bằng phương tiện giao thông. Can thiệp đúng cách có thể giúp bệnh nhân vượt qua được hội chứng này dễ dàng.

Hội chứng sợ qua đường là gì?

Hội chứng sợ qua đường (Agyrophobia) là một trong những hội chứng khá kỳ lạ của một số người hiện nay. Đây là một dạng của rối loạn lo âu khiến con người cảm thấy rất sợ hãi, lo lắng cực độ và căng thẳng khi đối mặt với việc băng qua đường. Thậm chí, nỗi sợ này xuất hiện khi bệnh nhân chỉ cần nhìn thấy đường bộ hoặc xe di chuyển.

Hội chứng sợ qua đường (Agyrophobia) là gì?
Hội chứng sợ qua đường khiến bệnh nhân cảm thấy sợ hãi, lo lắng khi phải tiếp xúc với các tình huống liên quan đến đường sá, xe cộ.

Hội chứng sợ qua đường được xem là một nỗi sợ phi lý, một sự ám ảnh mãnh liệt và đeo bám bệnh nhân dai dẳng. Khiến họ không thể giữ bình tĩnh và kiểm soát được hành vi của mình khi phải băng qua đường hoặc tham gia giao thông. Dù là bất kỳ loại giao thông đường bộ nào cũng có thể gây ra cho bệnh nhân sự lo lắng và sợ hãi.

Bệnh nhân chỉ cần nghĩ đến một khung cảnh đường có nhiều phương tiện giao thông qua lại cũng đã đủ khiến họ cảm thấy bồn chồn và khó chịu. Những hoạt động liên quan đến đường bộ như: đi bộ, lái xe (bất cứ loại xe nào), băng qua đường, nhìn xe qua lại,…. đều làm cho bệnh nhân có thể căng thẳng và hoảng sợ.

Hội chứng này không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Nó có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong giai đoạn cuộc đời, cũng có thể là bẩm sinh. Thông thường, những người có ký ức xấu về vấn đề giao thông lúc nhỏ sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý lúc lớn. Người già cũng có thể mắc phải hội chứng sợ qua đường.

Đối với hội chứng sợ qua đường có thể phân chia ra nhiều cấp độ khác nhau. Người bệnh vẫn có thể sợ sang đường ở bất kỳ nơi đâu và bất kỳ tuyến đường nào. Không cần phải ít hay nhiều xe, có vạch kẻ đường hay không, chỉ cần nhìn thấy giao lộ hoặc làn đường là bệnh nhân cũng có thể sợ hãi.

Từ tiếng Anh Agyrophobia được bắt nguồn từ một từ trong tiếng Hy Lạp, đó là “gyrus”. Từ này được mang hàm ý có nghĩa là những thứ xoắn vặn lại, quay cuồng, lộn xộn với nhau. Việc này ám chỉ đến vấn đề đông đúc, tấp nập của tình trạng giao thông khiến bệnh nhân ám ảnh.

Xem thêm: Chứng sợ lái xe (Amaxophobia) do đâu? Làm sao vượt qua?

Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ qua đường

Tuy khá kỳ lạ nhưng vẫn có thể hiểu rằng nỗi sợ nào cũng có một lý do ẩn chứa. Hội chứng sợ qua đường hiện nay vẫn chưa rõ được lý do cụ thể gây nên, nhưng theo các nghiên cứu thì người bệnh có thể đã gặp một số vấn đề dẫn đến sự sợ hãi này.

Các vấn đề đa phần sẽ xoay quanh những việc liên quan đến đường hoặc giao thông. Điều này khiến bệnh nhân ám ảnh và không thể thoát ra, nó đeo bám lâu dài dẫn trở thành một nỗi sợ hãi cực độ. Bệnh nhân có thể đã trải qua một trong số những nguyên nhân sau:

  • Chứng kiến tai nạn giao thông

Việc đã trải qua một cú sốc tâm lý trong quá khứ cũng là nguyên nhân gây ra hội chứng sợ qua đường. Những người đã từng phải trực tiếp chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng của tai nạn giao thông có thể khiến tâm lý bị tổn thương nghiêm trọng. Việc vô tình nhìn thấy tai nạn trên đường đi sẽ để lại một kỷ niệm đau buồn gây ra ám ảnh .

Cũng có thể bệnh nhân đã từng phải chứng kiến chính người thân mình trải qua tai nạn, việc này gây sang chấn tâm lý gây nên nỗi sợ về giao thông. Nỗi ám ảnh đó không nhất thời mà nó kéo dài và ám ảnh có khi là đến suốt cuộc đời của bệnh nhân. Đau buồn kết hợp với sự hoảng sợ do tai nạn sẽ khiến bệnh nhân khó có thể vượt qua.

Sau khi chứng kiến tai nạn, người mắc hội chứng sẽ có xu hướng sợ hãi và lo lắng khi bước ra đường. Trở nên nhạy cảm hơn khi tưởng tượng ra mình có thể phải chứng kiến thêm bất kỳ vụ tai nạn nào, điều này khiến họ không thể giữ được bình tĩnh. Vì thế từng chứng kiến tai nạn giao thông cũng là nguyên nhân gây ra hội chứng này.

  • Bản thân từng bị tai nạn

Bản thân trực tiếp là người phải trải qua một vụ tai nạn giao thông, càng dễ khiến nguy cơ mắc hội chứng sợ qua đường cao hơn. Trực tiếp bị ảnh hưởng khác với việc chứng kiến người khác bị tai nạn, khả năng sang chấn cao hơn kèm thêm các vấn đề tâm lý khác.

Người đã từng trải qua tai nạn và nhất là bị để lại một di chứng khủng khiếp nào đó, sẽ khiến họ trở nên yếu đuối và nhút nhát hơn. Họ luôn nghĩ rằng sẽ bị tai nạn nếu đi ra ngoài đường, từ đó họ mang nỗi ám ảnh và sợ hãi vì việc lưu thông trên đường. Mọi hoạt động giao thông đều khiến những người này hoảng loạn và lo sợ.

Có rất nhiều người không thể vượt qua được hội chứng này do sự ám ảnh đã ảnh hưởng quá trầm trọng lên tâm lý. Việc trải qua tai nạn khiến họ tổn thương về mặt thể xác và tinh thần, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Vì thế bệnh nhân sẽ có ác cảm và ấn tượng cực xấu đối với đường sá và giao thông.

  • Quá nhạy cảm với tiếng ồn

Đối với một số trường hợp quá nhạy cảm tiếng ồn, âm thanh lớn cũng sẽ không thích việc đi ra đường và nhất là phải đối diện với quá nhiều xe cộ. Đường xá là nơi có nhiều âm thanh nhất, dù là bất kỳ thời điểm nào thì trên đường luôn có xe cộ và tiếng ồn, vì thế đối với người sợ âm thanh lớn là một nỗi ám ảnh đối với họ.

Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ qua đường
Nhạy cảm với tiếng ồn cũng có thể gây ra hội chứng sợ qua đường vì bệnh nhân sợ hãi với các âm thanh lớn của xe.

Khi băng qua đường mà phải chịu rất nhiều âm thanh lớn, xáo động khiến bản thân người bị nhạy cảm với tiếng ồn sẽ trở nên hoảng loạn và mất bình tĩnh. Họ không thể tự tin để băng qua đường và cảm thấy run rẩy khi có quá nhiều kèn xe inh ỏi. Tiếng động cơ xe nổ máy hoặc tiếng xe rú vì chạy quá nhanh cũng khiến họ căng thẳng.

Những người bị nhạy cảm với tiếng ồn sẽ cảm thấy “rợn tóc gáy” không chỉ với âm thanh đường phố mà còn cả những tiếng ồn khác. Vì thế việc sợ qua đường hoặc sợ tham gia giao thông cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân quá nhạy cảm và hoảng sợ với âm thanh lớn hoặc tiếng ồn.

  • Mắc các chứng rối loạn lo âu khác

Có thể hội chứng sợ qua đường chỉ là một trong những căn bệnh rối loạn lo âu mà bạn đang mắc phải. Việc bị mắc sẵn các chứng rối loạn lo âu khác cũng khiến cho bạn sinh ra hội chứng này. Đối với một số người mắc các bệnh như rối loạn hoảng loạn hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng đoạt cũng dễ phát sinh thêm một số sự lo sợ khác.

Việc mắc rối loạn lo âu luôn khiến tâm lý của bản thân luôn cảm thấy bất an, lo sợ một điều gì đó. Họ trở nên nhạy cảm hơn với mọi thứ trong đó có cả việc qua đường. Những người mắc rối loạn lo âu thường cường điệu hóa một sự việc ở mức trầm trọng, nên dễ sinh ra nhiều hội chứng hoảng sợ một cách phi lý và kỳ lạ.

  • Di truyền từ gia đình

Một số gia đình có gen bị mắc các chứng rối loạn lo âu cũng sẽ được di truyền sang con cái. Nhiều thế hệ sau cũng đã từng phải kế thừa một số nỗi sợ do cha mẹ họ đã mắc phải, mặc dù chính bản thân họ cũng không biết lý do của nỗi sợ là gì.

Theo các nghiên cứu việc gia đình từng có tiền sử mắc các bệnh về rối loạn lo âu sẽ dễ có khả năng mắc hội chứng sợ qua đường hơn. Bằng một cách nào đó mà nó thường được di truyền sang các thế hệ con cháu. Mặt khác, khi nhìn thấy cha mẹ có một nỗi sợ hãi nào đó, theo bản năng đứa con cũng có thể sợ hãi theo mà không cần lý do.

Một số người có mang phải “gen lo lắng” làm tăng nguy cơ bị các chứng rối loạn lo âu và gen này được di truyền cho các thế hệ sau. Vì thế các vấn đề về tâm lý cũng có thể bị ảnh hưởng do di truyền từ đời trước. Nếu không có lý do cụ thể về nỗi sợ, rất có thể do trong gia đình đã có người từng mắc nỗi sợ tương tự.

Xem thêm: Misophonia: Hội chứng sợ tiếng ồn, nhạy cảm với âm thanh

Biểu hiện của hội chứng sợ qua đường

Hội chứng sợ qua đường cũng giống như các hội chứng sợ hãi khác, cũng sẽ có một số các biểu hiện tương tự nhau. Những mỗi nỗi sợ sẽ xuất hiện ở một môi trường, hoàn cạnh khác nhau. Biểu hiện của việc sợ qua đường sẽ rõ rệt hơn nếu bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp với việc qua đường hoặc nghĩ đến khung cảnh đường sá, xe cộ tấp nập.

Một số những biểu hiệu tiêu biểu giúp nhận biết được hội chứng sợ qua đường như:

  • Căng thẳng, hồi hộp.
  • Chuẩn bị tinh thần rất lâu trước khi qua đường
  • Tim đập mạnh.
  • Buồn nôn, chóng mặt.
  • Khó thở, hoảng loạn
  • Đổ mồ hôi, run rẩy không ngừng.
  • Hạn chế hoặc tránh hoàn toàn việc qua đường hoặc lưu thông trên đường.
  • Cần người giúp đỡ khi qua đường.
  • Khó tập trung vào một việc gì đó.
  • Đề phòng cao độ khi ra đường.
  • Mất ngủ, sức khỏe suy yếu.
  • Mắc các bệnh rối loạn lo âu khác.

Các triệu chứng này không nhất thiết phải xảy ra cùng nhau, mỗi người sẽ có cách biểu hiện khác nhau. Triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng tùy theo mức độ sợ hãi và ám ảnh của từng người.

Hội chứng sợ qua đường gây ảnh hưởng như thế nào?

Việc tham gia vào giao thông và điều khiển phương tiện là một hoạt động diễn ra thường xuyên trong đời sống con người. Việc lưu thông trên đường là một cách vận hành cuộc sống bình thường, nó giúp con người giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Những việc mắc phải hội chứng sợ qua đường khiến con người trở nên bị hạn chế và gặp rất nhiều bất lợi trong cuộc sống hằng ngày. Những tác động tiêu cực khiến ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tâm lý, thể chất của người mắc. Gây ra những biến chứng làm giảm đi sự tích cực trong đời sống của bệnh nhân.

Bệnh nhân sẽ có xu hướng né tránh và hạn chế tối đa các hoạt động bên ngoài để không phải tiếp xúc với đường sá, xe cộ. Cách ly và cô lập với xã hội dẫn đến việc ảnh hưởng đến việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ. Vì không dám ra đường nên khiến bản thân mất đi nhiều cơ hội để học hỏi và phát triển.

Hội chứng sợ qua đường gây ảnh hưởng như thế nào?
Việc sợ ra đường khiến bản thân bị tù túng và cô lập mình khỏi thế giới bên ngoài.

Ảnh hưởng nhiều đến việc lưu thông đến chỗ làm hoặc trường học, khiến bệnh nhân không thể sinh hoạt như người bình thường. Việc sợ hãi khi ra đường khiến bản thân bị kìm hãm sự phát triển và thăng tiến. Gây áp lực cho chính cá nhân và tập thể xung quanh.

Lo âu và căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Bệnh nhân có thể kèm theo những triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, huyết áp cao, đau ngực, đau xương khớp,… Tăng nguy cơ phát triển các bệnh tâm lý khác như trầm cảm, rối loạn hoảng sợ, nhu cầu tình dục giảm, stress,…

Ví dụ về một vấn đề phổ biến khi mắc phải hội chứng kỳ lạ này gây tác hại lớn: Khi con của bạn bị bệnh và cần đưa đi bác sĩ gấp, nhưng nhà không có người hỗ trợ và bản thân bạn lại mắc phải hội chứng sợ qua đường nên không thể ra đường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến bệnh nhân mà còn cả những người xung quanh.

Xem thêm: 8 Dạng rối loạn lo âu phổ biến bạn nên biết

Chẩn đoán và điều trị để vượt qua hội chứng sợ qua đường

Khi cảm thấy hội chứng ngày càng trầm trọng và quá ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Việc điều trị để kết thúc vấn đề sợ hãi không đáng có này, sẽ tránh được các ảnh hưởng của nó đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của con người.

Chẩn đoán

Các chuyên gia và bác sĩ tâm lý sẽ có các chuyên môn kiểm tra và chẩn đoán hội chứng sợ qua đường của bệnh nhân. Việc cần làm đó chính là cần nêu rõ những biểu hiện, triệu chứng của mình khi nỗi sợ xuất hiện. Miêu tả rõ khoảnh khắc nào mà nỗi sợ thường hay bắt đầu và chia sẻ về lý do vì sao có nỗi sợ đó cho bác sĩ nếu bạn biết.

Các bác sĩ có thể tiến hành chẩn đoán hội chứng thông qua một số bước kiểm tra để kết qua được chính xác và khách quan nhất. Có thể đánh giá nỗi sợ qua bảng câu hỏi về vấn đề sợ băng qua đường và tham gia giao thông, sẽ có các thang đo mức độ để đánh giá được chính xác số điểm mà nỗi sợ đó đạt được là bao nhiêu.

Tìm hiểu thêm về những tác động của hội chứng đến hoạt động và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Để từ đó có thể đánh giá khách quan hơn về tình trạng của hội chứng có đang nghiêm trọng hay không. Các bác sĩ cũng có thể thực hiện thêm các xét nghiệm để bổ sung loại trừ các tình trạng bệnh lý khác của bệnh nhân.

Xem xét thêm về lịch sử bệnh lý của bệnh nhân để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể gây nên hội chứng này. Kết hợp với việc kiểm tra xem có thêm bất cứ vấn đề về thể chất hoặc sinh lý nào bị ảnh hưởng bởi hội chứng hay không. Sau đó sẽ cho ra được liều trình điều trị phù hợp.

Điều trị

Sau khi đã được chẩn đoán và xem xét cẩn thận về tình hình của bệnh nhân. Các bác sĩ sẽ tiến hành việc chữa trị dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hội chứng các phức tạp càng ảnh hưởng nhiều thì thời gian điều trị sẽ càng kéo dài lâu. Không chỉ là nỗ lực của bác sĩ, mà chính bệnh nhân mới cần nỗ lực hết sức để có thể vượt qua.

Có nhiều phương pháp giúp điều trị hoặc làm giảm bớt các triệu chứng của hội chứng sợ qua đường. Các bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp trị liệu tâm lý thường được sử dụng để chữa trị cho các chứng bệnh về rối loạn lo âu để cải thiện được tình trạng của hội chứng này.

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Đây được xem là phương pháp phổ biến nhất để giải quyết và điều hòa được các nỗi sợ hãi. Từ việc hiểu rõ được nỗi sợ của bản thân, bệnh nhân sẽ được học cách để đối phó với nỗi sợ hãi đó. Đối với việc sợ qua đường, bệnh nhân có thể được rèn luyện thêm các kỹ năng qua đường và bảo vệ bản thân.
  • Chia sẻ và sử dụng liệu pháp trị liệu tiếp xúc: Có thể giúp bạn trực tiếp giải quyết được nỗi sợ hãi và né tránh. Dần dần đối mặt và vượt qua nỗi sợ đó. Bằng các kỹ thuật chuyên môn, các bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân có thể tiếp xúc được với nỗi sợ và giải quyết nó một cách thứ tự cho đến khi hết sợ hãi.
  • Kỹ thuật kiểm soát lo âu: Giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn trong quá trình trị liệu. Bằng cách giữ hơi thở bệnh nhân ổn định, tinh thần bình tĩnh, hít thở sâu và bắt đầu kiểm soát nỗi sợ khi nghĩ về nó.
  • Điều trị nhóm: Bệnh nhân sẽ có thể được trao đổi và điều trị theo nhóm. Những người mắc cùng hội chứng có thể dễ dàng chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để tìm ra cách điều trị hội chứng. Cùng nhau tham gia vào các bài tập rèn luyện kỹ năng qua đường dưới sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý.
  • Thuốc hỗ trợ: Nếu cần, bác sĩ vẫn có thể kê đơn một số loại thuốc hỗ trợ, giúp việc bình tĩnh và kiểm soát hành vi được hiệu quả. Các triệu chứng lo âu có thể được giảm bớt giúp việc điều trị nhanh chóng hơn. Một số loại thuốc như: thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta,…
Chẩn đoán và điều trị để vượt qua hội chứng sợ qua đường
Việc điều trị bằng các phương pháp trị liệu tâm lý có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh.

Để có thể phòng tránh và đẩy lùi được tình trạng mắc phải hội chứng sợ qua đường, mọi người cần làm quen với đường sá, khống chế, đối phó lại những nỗi bất an và giải quyết sớm nếu có nỗi sợ. Hạn chế tiếp xúc với các sự việc dễ gây tổn thương. Tập quen dần với việc băng qua đường và tìm cách bảo vệ bản thân an toàn.

Hội chứng sợ qua đường (Agyrophobia) khiến bệnh nhân cảm thấy lo lắng, hoảng loạn khi phải đối mặt với các tình huống liên quan đến việc qua đường và tham gia giao thông. Điều này gây nên một sự bất tiện, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và còn tác động đến cả những mối quan hệ xung quanh.

Có thể bạn quan tâm: 

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *