Hội chứng sợ gián (Blatophobia): Làm sao để hết sợ?

5/5 - (1 bình chọn)

Hầu hết mọi người đều cảm thấy ghê tởm và khó chịu về loài gián. Tuy nhiên, tình trạng này không giống với hội chứng sợ gián (Blatophobia). Người mắc hội chứng này thường sợ hãi vô lý, mãnh liệt về loài gián và nỗi sợ lớn đến mức có thể chi phối cả cảm xúc lẫn hành vi.

hội chứng sợ gián
Hội chứng sợ gián đặc trưng bởi cảm giác sợ hãi tột độ và mãnh liệt về loài gián

Hội chứng sợ gián là gì?

Gián là một trong những loài côn trùng bẩn thỉu. Loài động vật này thường vô hại nhưng mùi hôi của chúng khiến mọi người cảm thấy ghê sợ mỗi khi chạm vào. Vì vậy, phản ứng của phần đông mọi người khi nhìn thấy gián là la hét, lo lắng và tìm mọi cách để tiêu diệt loài động vật này.

Tuy nhiên, phản ứng trên được xem là phản ứng thông thường của con người. Trong khi đó, hội chứng sợ gián (Blatophobia) đề cập đến phản ứng sợ hãi mạnh mẽ hơn. Những người mắc hội chứng này thường sợ hãi dữ dội, mãnh liệt và vô lý về loài gián. Khi nhìn thấy gián, người bệnh sẽ trở nên hoảng loạn, mất kiểm soát và thậm chí là ngất xỉu.

Hội chứng sợ gián (Blatophobia) còn được biết đến với thuật ngữ khác là Katsaridaphobia. Mặc dù được đề cập trong nhiều tài liệu nhưng hội chứng này chưa được công nhận chính thức trong DSM-5 (Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần).

Trên thực tế, rất nhiều hội chứng ám ảnh sợ như chứng sợ gián, chứng sợ yêu, hội chứng sợ sấm sét,… đều chưa được công nhận. Tuy nhiên, do những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống nên những hội chứng này vẫn sẽ được điều trị.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Chứng sợ gián – Blatophobia được xếp vào nhóm rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi. Đặc điểm chung của nhóm bệnh này là cảm giác sợ hãi, lo lắng quá mức và không tương xứng về tình huống/ đối tượng nào đó. Nỗi sợ hãi này chi phối cảm xúc khiến người bệnh căng thẳng, phiền muộn và thôi thúc các hành vi né tránh những tình huống có thể nhìn thấy gián.

Biểu hiện của hội chứng sợ gián (Blatophobia)

Hội chứng sợ gián rất khó phát hiện bởi đa phần mọi người đều cảm thấy sợ và ghê tởm loài động vật này. Tuy nhiên, người bệnh có thể nhận thức được sự vô lý trong nỗi sợ của bản thân.

Các biểu hiện thường gặp ở người mắc hội chứng sợ gián:

  • Cảm thấy kinh hãi, sợ sệt và hoảng loạn khi nhìn thấy gián (kể cả đó là xác của con gián)
  • Ngay cả ý nghĩ về loài gián cũng khiến người bệnh cảm thấy bất an và sợ hãi.
  • Người bệnh luôn né tránh các tình huống có thể nhìn thấy gián như đến các hang động, nhà hoang, nhà kho, vườn cây,…
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và phun xịt côn trùng định kỳ vì lo sợ sẽ có gián trong nhà.
  • Người bệnh thường cảm thấy không thoải mái khi đến nhà của người khác hay những nơi công cộng vì sợ rằng sẽ gặp phải gián.
  • Những người mắc hội chứng sợ gián thường có thói quen sạch sẽ. Thậm chí, một số người có thể phát triển chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).
  • Luôn có những suy nghĩ tiêu cực về loài gián như gián mang theo nhiều virus, vi khuẩn, chạm vào gián có thể bị nhiễm bệnh,…

Các triệu chứng trên sẽ kéo dài ít nhất 6 tháng và gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Tương tự như các rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi khác, nếu nhìn thấy hoặc chạm vào gián, người bệnh sẽ trở nên sợ hãi cực độ đi kèm với các triệu chứng thể chất.

biểu hiện hội chứng sợ gián
Khi nhìn thấy gián, người mắc hội chứng sợ gián sẽ trở nên hoảng loạn, sợ hãi, choáng váng và thậm chí là ngất xỉu

Các triệu chứng có thể gặp phải khi nhìn thấy hoặc chạm vào gián:

  • Chóng mặt
  • Choáng váng
  • Sợ hãi, hoảng loạn
  • Nghẹn cổ họng
  • Khô miệng
  • Tăng nhịp tim
  • Khó thở, thở nông
  • Buồn nôn
  • Run rẩy
  • Ớn lạnh
  • Trong cơn hoảng loạn, bệnh nhân thường xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực như sắp xảy ra thảm họa, một số người lo sợ bản thân bị mất trí nhớ, sợ chết và sợ mất kiểm soát
  • Trường hợp sợ hãi dữ dội có thể dẫn đến ngất xỉu

Các cơn hoảng loạn có thể xảy ra ở bất cứ tình huống nào có sự xuất hiện của gián. Điều này khiến cho tinh thần của bệnh nhân trở nên suy sụp, tuột dốc nhanh chóng. Nếu không can thiệp trị liệu sớm, người bệnh có thể bị trầm cảm và sợ xã hội. Đây cũng là điểm khác biệt giữa hội chứng sợ gián và cảm giác sợ côn trùng thông thường.

Nguyên nhân gây hội chứng sợ gián (Blatophobia)

Trên thực tế, gián là loài động vật có ngoại hình xấu xí, hôi hám nhưng nhìn chung không đe dọa đến sức khỏe của con người như rắn, bò cạp,… Vì vậy, nỗi sợ quá mức về loài động vật này được cho là có liên quan đến trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ. Ngoài ra, đặc điểm tính cách, gen di truyền và các vấn đề tâm lý, tâm thần cũng có thể liên quan.

tại sao sợ gián
Hội chứng sợ gián thường có liên quan đến trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ và ảnh hưởng từ gia đình

Các yếu tố có thể gia tăng nguy cơ mắc hội chứng sợ gián:

  • Trải nghiệm trong quá khứ: Những người từng bị nhiễm bệnh từ gián hoặc bị một đàn gián bay vào người có thể phát triển nỗi sợ vô lý về loài động vật này. Ngoài ra, trẻ từng bị bạn bè dùng gián để chọc phá cũng có thể sợ hãi và ám ảnh quá mức khi nhìn thấy gián. Nỗi sợ vô lý về loài gián là kết quả từ quá trình thích nghi của não bộ. Cảm giác sợ hãi là cách để não bộ “cảnh báo” mối nguy hiểm đang cận kề.
  • Bị ảnh hưởng từ gia đình: Tất cả thói quen, hành vi và tính cách của mỗi người đều bị ảnh hưởng ít nhiều bởi gia đình. Nếu sống với bố mẹ hoặc anh chị bị hội chứng sợ gián, trẻ có thể phát triển nỗi sợ tương tự. Ngoài ra, việc tiếp cận với những thông tin tiêu cực về loài gián cũng gia tăng nỗi sợ vô lý về loài động vật này.
  • Kết quả của quá trình tiến hóa: Nỗi sợ là kết quả của quá trình tiến hóa nhằm giúp con người nhận thức được mối nguy hiểm, đe dọa. Loài gián không thật sự nguy hiểm nhưng sự xuất hiện của chúng gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống. Do đó, não bộ có thể “lập trình” cảm giác sợ hãi với loài gián để chúng ta tránh xa loài động vật này. Đây cũng là lý do khiến một số người rất sợ gián mặc dù không trải qua sự kiện nào liên quan.
  • Những yếu tố khác: Theo các chuyên gia, hội chứng sợ gián và các hội chứng ám ảnh sợ khác thường gặp ở người có tính cách yếu đuối, bi quan, lo lắng và nhạy cảm. Ngoài ra, người có các vấn đề tâm lý như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu và trầm cảm cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Chứng sợ gián thường gặp ở trẻ nhỏ và có xu hướng thuyên giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, cũng có những người phát triển hội chứng này đến giai đoạn trưởng thành. Vì vậy, chứng sợ gián cần phải được điều trị sớm để ngăn chặn những phiền toái trong cuộc sống.

Hội chứng sợ gián gây ra những biến chứng gì?

Rất ít người nhận thức được mức độ nghiêm trọng của hội chứng sợ gián. Phần lớn mọi người đều nhầm lẫn hội chứng này với cảm giác sợ và ghê tởm côn trùng thông thường. Hiểu biết hạn chế khiến cho nhiều bệnh nhân không được điều trị sớm và phải đối mặt với chất lượng cuộc sống sụt giảm trầm trọng.

Người mắc hội chứng sợ gián (Blatophobia) luôn có sự sợ hãi, bất an và căng thẳng về việc sẽ nhìn thấy gián. Những cảm xúc này sẽ kéo dài dai dẳng và không thể kiểm soát. Vì vậy, ảnh hưởng đầu tiên mà người bệnh phải đối mặt là stress và phiền muộn. Hơn nữa, vì căng thẳng quá độ nên người bệnh gần như không thể thư giãn, thường xuyên mất ngủ, mệt mỏi và đau nhức xương khớp.

Biến chứng thứ hai mà bệnh nhân phải đối mặt là từ các hành vi né tránh loài gián. Những hành vi này khiến người bệnh gặp khó khăn trong công việc và hiếm khi duy trì được các mối quan hệ thân thiết. Ngoài ra, do lo sợ sẽ gặp gián nên người bệnh chỉ ra đường khi cần thiết và không thể trải nghiệm cuộc sống một cách trọn vẹn. Hầu hết thời gian trong ngày người bệnh dùng để vệ sinh nhà cửa, sát khuẩn đồ dùng vì sợ rằng sẽ nhiễm bệnh từ gián.

biến chứng của hội chứng sợ gián
Người mắc hội chứng sợ gián thường mất nhiều thời gian để vệ sinh nhà cửa và có thể phát triển chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Hội chứng sợ gián không được điều trị sẽ làm gia tăng các vấn đề tâm lý như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa và rối loạn hoảng sợ. Ngoài ra, không ít người chọn cách dùng rượu bia và chất gây nghiện để giải tỏa sự bất lực trước nỗi sợ vô lý của bản thân.

Người bị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi nói chung và chứng sợ gián (Blatophobia) nói riêng sẽ phải đối mặt với rất nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, hội chứng này có thể được điều trị hoàn toàn. Do đó, thay vì sống chung với nỗi sợ, bệnh nhân nên chủ động thăm khám để vượt qua sự sợ hãi của chính mình.

Chẩn đoán hội chứng sợ gián

Hội chứng sợ gián (Blatophobia) sẽ được chẩn đoán dựa trên biểu hiện lâm sàng. Vì chưa được công nhận nên trong DSM-5 không có tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng này. Chứng sợ gián và các hội chứng ám ảnh sợ khác đều có cơ chế tương tự. Do đó, bác sĩ sẽ sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi.

Hội chứng sợ gián có triệu chứng khá rõ ràng nhưng dễ bị nhầm lẫn với hội chứng sợ côn trùng. Do đó, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân tiếp xúc với hình ảnh, video clip có nội dung về các loài gián để đánh giá phản ứng. Bên cạnh đó, quá trình chẩn đoán còn giúp xác định các vấn đề tâm lý đi kèm.

Các phương pháp điều trị hội chứng sợ gián

Hội chứng sợ gián gây ra nhiều cản trở trong cuộc sống và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất, tinh thần. Điều trị có thể loại bỏ hoàn toàn cảm giác sợ hãi vô lý hoặc ít nhất cũng có thể giảm đáng kể nỗi sợ quá mức về loài gián.

Tất cả các rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi, bao gồm cả chứng sợ gián đều có đáp ứng tốt với trị liệu tâm lý. Tuy nhiên, các biện pháp hỗ trợ cũng sẽ được xem xét để hỗ trợ quá trình trị liệu.

Các phương pháp được áp dụng cho người mắc hội chứng Blatophobia:

1. Trị liệu tâm lý

Hội chứng sợ gián (Blatophobia) đa phần đều xuất phát từ trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ. Do đó, trị liệu tâm lý sẽ được thực hiện để chữa lành tổn thương tâm lý và xóa bỏ những suy nghĩ tiêu cực, sai lầm về loài gián. Trị liệu tâm lý sẽ được thực hiện trong khoảng vài tuần cho đến vài tháng tùy theo từng trường hợp.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Các liệu pháp tâm lý được xem xét cho bệnh nhân bị hội chứng sợ gián bao gồm:

Trị liệu tâm lý phải được thực hiện bởi chuyên gia có kinh nghiệm. Bởi không ít bệnh nhân có thể bỏ dở điều trị vì cảm thấy lo lắng, căng thẳng khi chuyên gia liên tục đề cập đến nỗi sợ. Ở Việt Nam, trị liệu tâm lý chưa thực sự phát triển như các quốc gia Châu Âu và Mỹ. Do đó, đa phần người gặp các vấn đề tâm lý đều phải tìm đến các trung tâm vì trị liệu ở bệnh viện còn khá nhiều hạn chế.

2. Sử dụng thuốc

Không có loại thuốc nào có thể làm giảm nỗi sợ vô lý về loài gián. Tuy nhiên, thuốc sẽ được xem xét sử dụng để giảm tình trạng lo lắng, muộn phiền, đau khổ và buồn bã. Ngoài ra, khi trị liệu, chuyên gia và bệnh nhân sẽ nói về nỗi sợ loài gián. Điều này có thể khiến cho nhiều người trở nên hoảng loạn, bất an quá mức. Vì vậy, thuốc sẽ được xem xét sử dụng như một biện pháp hỗ trợ.

thuốc trị hội chứng sợ gián
Thuốc có thể được sử dụng để giảm sự lo lắng, căng thẳng và một số triệu chứng đi kèm

Các loại thuốc được xem xét sử dụng cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ gián bao gồm:

  • Thuốc an thần
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chẹn beta

3. Điều trị các bệnh lý đi kèm

Trên thực tế, hội chứng sợ gián hiếm khi xảy ra đơn độc mà thường đi kèm với các vấn đề tâm lý khác như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), trầm cảm, rối loạn lo âu xã hội và rối loạn hoảng sợ. Do đó, điều trị các bệnh lý này sẽ được thực hiện đồng thời để mang lại kết quả tốt nhất.

Tương tự như chứng Blatophobia, các bệnh lý này cũng sẽ được điều trị bằng liệu pháp tâm lý và thuốc. Trong đó, thuốc thường được dùng lâu dài như một liệu pháp chính.

Chế độ chăm sóc cho người bị hội chứng sợ gián

Hội chứng sợ gián (Blatophobia) làm cản trở cuộc sống và gây ra không ít khó khăn khi học tập, làm việc. Đặc biệt, người mắc chứng bệnh này gần như không thể trải nghiệm cuộc sống một cách trọn vẹn do thường xuyên bị nỗi sợ chi phối.

Bên cạnh trị liệu tâm lý và dùng thuốc, bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc để giảm lo lắng, căng thẳng. Ngoài ra, chăm sóc đúng cách cũng giúp cải thiện những vấn đề thể chất có liên quan.

tự chữa hội chứng sợ gián tại nhà
Nếu luôn sợ gián sẽ tấn công khiến bệnh nhân luôn mệt mỏi, hãy tập thiền hoặc liệu pháp mùi hương để trấn an tinh thần và giảm bớt nỗi sợ hãi.

Chế độ chăm sóc cho bệnh nhân mắc chứng Blatophobia:

  • Nỗi sợ dữ dội, vô lý về loài gián sẽ gây ra căng thẳng và lo âu mãn tính. Vì thế, người bệnh cần trang bị cho mình những biện pháp thư giãn như tập yoga, các bài tập thư giãn cơ, hít thở sâu, ngồi thiền, tắm nước ấm và xoa bóp,…
  • Nhiều người bị chứng sợ gián gặp phải tình trạng khó ngủ do lo sợ gián sẽ xuất hiện vào ban đêm. Để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân nên ngồi thiền, áp dụng liệu pháp mùi hương và sử dụng một số loại trà thảo mộc có tác dụng an thần.
  • Người mắc hội chứng sợ gián luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm và bất lực trước nỗi sợ vô lý của bản thân. Để tránh bức bối về mặt tinh thần, nên tập thói quen viết nhật ký và chia sẻ với những người xung quanh.
  • Trong quá trình trị liệu, bệnh nhân cũng nên chủ động tìm hiểu các thông tin về loài gián. Những sự thật thú vị về loài gián sẽ giúp người bệnh ý thức được loài vật này không nguy hiểm, qua đó sẽ giảm dần sự sợ hãi vô lý.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và tránh xa bia rượu, chất gây nghiện cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị.

Hội chứng sợ gián (Blatophobia) có thể thuyên giảm sau khi trị liệu tâm lý và dùng thuốc. Vì vậy, nếu nghi ngờ bản thân mắc hội chứng này, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ. Khi vượt qua sự sợ hãi vô lý, những ảnh hưởng của hội chứng sợ gián sẽ được cải thiện hoàn toàn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

  1. Phạm sắc says: Trả lời

    Theo nhà Phật thì mọi sự việc trên đời này đều có nhân duyên, có thể hội chứng sợ gián cũng là do Nhân Duyên chăng?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *